K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4

Để giảm thiểu sử dụng túi nilon, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

1. Sử dụng túi vải tái sử dụng: Thay vì sử dụng túi nilon mỗi khi đi mua sắm, chúng ta có thể mang theo túi vải tái sử dụng để đựng hàng hóa.

2. Sử dụng túi giấy tái chế: Tùy theo nhu cầu sử dụng, có thể chọn túi giấy tái chế thay cho túi nilon. Túi giấy có thể tái chế được và phân hủy tự nhiên hơn túi nilon.

3. Sử dụng túi bảo quản thức phẩm tái sử dụng: Thay vì sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm, chúng ta có thể sử dụng các hộp đựng thức ăn tái sử dụng hoặc bảo quản thực phẩm trực tiếp trong tủ lạnh.

4. Thúc đẩy văn hóa không sử dụng túi nilon: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về hậu quả của việc sử dụng túi nilon và khuyến khích mọi người chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.

5. Sử dụng túi nilon tái chế: Nếu không thể tránh khỏi việc sử dụng túi nilon, hãy sử dụng túi nilon tái chế và tái sử dụng nhiều lần trước khi loại bỏ.

#hoctot

tick cho mình nha! ^^

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng...
Đọc tiếp

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại. đoán xem các câu hỏi trong bài này là gì

0
-Góc sống xanh-Môi trường luôn là một đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt cả, nó có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm, trong đó có hai vấn đề đang hết sức nóng bỏng là Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.  Hiện nay, rác thải nhựa, rác thải hữu cơ, vô cơ đang chiếm khối lượng vô cùng lớn trên trái đất. Hàng ngày con người trên trái đất thải ra hàng tấn rác thải. bạn biết không, Việt Nam chúng ta...
Đọc tiếp

-Góc sống xanh-

Môi trường luôn là một đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt cả, nó có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm, trong đó có hai vấn đề đang hết sức nóng bỏng là Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.  Hiện nay, rác thải nhựa, rác thải hữu cơ, vô cơ đang chiếm khối lượng vô cùng lớn trên trái đất. Hàng ngày con người trên trái đất thải ra hàng tấn rác thải. bạn biết không, Việt Nam chúng ta đứng thứ 4 về số lượng rác thải đổ ra biển VIệt Nam xếp thứ 4 về số lượng rác thải nhựa đổ ra biển | Tạp chí Giao thông vận tải

Rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng gây ra rất nhiều tác hại. Chỉ 1 phần nhỏ của chúng được tái chế và xử lý. Rác thải làm ô nhiễm môi trường, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, xả nhiều khí hại như CO2, cascbon,… rác thải tàn phá môi trường sinh sống của các sinh vật biển, chết cá hàng loạt, làm mất mỹ quan thiên nhiên

Các đại dương rồi sẽ thành biển nhựa? - ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên

Hình ảnh chú cá voi chết vì nuốt rác thải nhựa Bi kịch dưới đại dương: Cá voi đang ăn hàng trăm, hàng ngàn mảnh rác nhựa mỗi ngày

Rừng ngập rác Rừng ngập mặn "kêu cứu" trước lượng rác khổng lồ đổ về Hải Phòng | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Và cả thành phố cũng ngập rácRác chất đống ở nhiều khu vực phố biển Hạ Long - VietNamNet

Hiện nay có rát nhiều các giải pháp của các nhà khoa học đưa ra để cải thiện môi trường và ngăn chặn rác thải, hãy kể tên từ 1-3 biện pháp mà bạn tâm đắc nhất. Câu trả lời đúng, hợp lý, nhanh nhất sẽ được 1 tick và 3 COIN, hãy nhanh tay nhé!!!!

 

3
21 tháng 8 2021

ảnh lỗi r

21 tháng 8 2021

ảnh lỗi nên các bạn bấm vào phần lỗi rồi theo link đẻ xem ảnh nhé

21 tháng 8 2021

ò

rồi sao ??

21 tháng 8 2021

- Tận dụng ánh sáng mặt trời, sử dụng năng lượng sạch. ...

- Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) ...

- Giảm sử dụng túi nilông. ...

-Góc sống xanh-Môi trường luôn là một đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt cả, nó có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm, trong đó có hai vấn đề đang hết sức nóng bỏng là Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.  Hiện nay, rác thải nhựa, rác thải hữu cơ, vô cơ đang chiếm khối lượng vô cùng lớn trên trái đất. Hàng ngày con người trên trái đất thải ra hàng tấn rác thải. bạn biết không, Việt Nam chúng ta...
Đọc tiếp

-Góc sống xanh-

Môi trường luôn là một đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt cả, nó có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm, trong đó có hai vấn đề đang hết sức nóng bỏng là Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.  Hiện nay, rác thải nhựa, rác thải hữu cơ, vô cơ đang chiếm khối lượng vô cùng lớn trên trái đất. Hàng ngày con người trên trái đất thải ra hàng tấn rác thải. bạn biết không, Việt Nam chúng ta đứng thứ 4 về số lượng rác thải đổ ra biển

VIệt Nam xếp thứ 4 về số lượng rác thải nhựa đổ ra biển | Tạp chí Giao thông vận tải

 

Rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng gây ra rất nhiều tác hại. Chỉ 1 phần nhỏ của chúng được tái chế và xử lý. Rác thải làm ô nhiễm môi trường, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, xả nhiều khí hại như CO2, cascbon,… rác thải tàn phá môi trường sinh sống của các sinh vật biển, chết cá hàng loạt, làm mất mỹ quan thiên nhiên

 

Các đại dương rồi sẽ thành biển nhựa? - ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên

 

Hình ảnh chú cá voi chết vì nuốt rác thải nhựa

Bi kịch dưới đại dương: Cá voi đang ăn hàng trăm, hàng ngàn mảnh rác nhựa mỗi ngày

 

Rừng ngập rác

Rừng ngập mặn "kêu cứu" trước lượng rác khổng lồ đổ về Hải Phòng | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

 

Và cả thành phố cũng ngập rác

Rác chất đống ở nhiều khu vực phố biển Hạ Long - VietNamNet

 

Hiện nay có rát nhiều các giải pháp của các nhà khoa học đưa ra để cải thiện , ngăn chặn rác thải, hãy kể tên từ 1-3 biện pháp mà bạn tâm đắc nhất. Câu trả lời đúng, hợp lý, nhanh nhất sẽ được 1 tick và 3 COIN, hãy nhanh tay nhé!!!!

CTV nào cho lên xếp hạng nhé, đẻ mng cùng trl

8
21 tháng 8 2021

không thấy ảnh

21 tháng 8 2021

bạn vô chỗ ảnh lỗi ấy, nhấn vào đẻ nó hiện link và xem nhé

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nênviệc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáodục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên
việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo
dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.
Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là
gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
(2)Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xong
một que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứt
ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép
kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,
sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng
không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.
Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đem
đổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang
xác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một số
hàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cống
khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinh
cũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả là

tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mới
đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sông
Thị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…
(3) Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trước
tiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không
khí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh
hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống
gần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau
mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá
tôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thu
nhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn rác
trong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lối
sống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành một
đất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trường
như thế, với những con người như thế không?
(4)Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyên
nhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của người
thì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì mà
phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách
nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là do
thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con
người ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phương
tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý do
khác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, hay
nói cách khác là biết mà làm ngơ.
(5)Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giải
pháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu được
những thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gây
ra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưa
ra các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạch
đẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mục
đích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ
bậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”

(6)Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu và
bảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,
yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cách
bảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –
vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!

Câu hỏi:
a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?
- Viết về hiện tượng…………..
- Viết để……
b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?
-
c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?
- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:
d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Luận cứ……..
e. Xác định cách lập luận của bài văn

0
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
28 tháng 12 2022

Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.

Nội dung đoạn:

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?

- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?

- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?

20 tháng 12 2023

Hiện nay môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi khí thải, chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, rác thải sinh hoạt, tiếng ồn của các phương tiện giao thông, nạn phá rừng bừa bãi ... Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Em hãy kể một việc làm tốt của mình góp phần bảo vệ môi trường. Qua đây em muốn nhắn gửi điều gì đến mọi người để bảo vệ môi trường sống trở lên xanh-sạch-đẹp.

 

 
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Câu 1: ( 0.5 điểm ) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2: ( 0,5 điểm ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?  

Câu 3: ( 1 điểm ) Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?

Câu 4: ( 1 điểm ) Nêu nội dung chính của đoạn văn?

1
16 tháng 7 2021

1. Đoạn trích từ văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000''

2. PTBD: Nghị luận

3. Thể hiện tác hại của bao bì nilon khi vứt xuống cống, được sắp xếp theo thứ tự tác hại tăng dần

4. NDC: Đoạn văn nêu lên tác hại của bao bì nilon với mọi vật, con người 

“Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh,...
Đọc tiếp

“Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cảntrở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất làkhi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khi độc thải ra đặc biệtlà chấtđi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩmsinh cho trẻ sơ sinh.”(Trích “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn tríchtrên bằng một câu ghép.

Câu 2:Đoạn trích trên sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Câu 3: Bao bì ni lông có nhiều tác hại nhưng tại sao conngười chưa hoàn toàn loại bỏ được nó ra khỏi cuộc sống?

Câu 4:Từ văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 –12 câu theo lối tổng –phân –hợp phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ và một câu ghép(gạch chân, chú thích rõ)

 

0