Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó. Cấu tạo của máy biến áp. Cấu tạo của máy biến áp gồm có 2 bộ phận chính là lõi thép và dây cuốn.
-Cấu tạo của máy biến áp.
+ Lõi thép:
Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kỹ thuật điện.
+Dây cuốn:
Dây cuốn của máy biến áp được chế tạo bằng các loại dây đồng hoặc nhôm, có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật được bọc cách điện ở bên ngoài.
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ trường ở bên trong 2 cuộn dây và làm xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban đầu
-Liên hệ giữa hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây với số vòng dây của mỗi cuộn là cuộn dây có số vòng dây càng nhiều thì hiệu điện thế trong cuộn dây càng lớn
Câu 5:
+ Cấu tạo : gồm 2 bộ phận chính là Stato và rô to :
- Stato gồm lõi thép và dây quấn
*Lõi thép được làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc các rãnh để quấn dây điện từ
* Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép
- Rô to: gồm lõi thép và dây quấn
* Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh
* Dây quấn rô to kiểu lồng sóc gồm các thanh dẫn đặt trong rãnh của lõi thép nối với nhau bằng vòng ngắn mạch
+ Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, sẽ có sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng chạy trong dây quấn rô to , tác dụng từ của dòng điện làm cho rô to động cơ quay
Câu 6:
*Nguyên lý:
Chúng ta cắm điện nguồn vào lúc này quạt vấn chưa chạy và bạn cần phải bật số bằng công tắc nhấn hoặc dùng điều khiển từ xa tùy vào từng loại quạt khác nhau.
Nếu bạn nhấn số 1 lúc này quạt sẽ quay số 1, nhấn số 2 quạt sẽ quay số 2, số 3 quạt sẽ quay số 3 ..Nhấn túp năng quạt sẽ quay sang phải và sang trái.
Thường động cơ điện sẽ có 3 số nên trong động cơ điện cũng được quấn làm 3 cuộn chạy gồm 3 dây và 1 dây tụ, 1 dây chung cấp nguồn trước cho máy.
Khi bật số công tắc sẽ thông và cho điện vào số tương ứng bạn bật và lúc này quạt sẽ quay với sức gió tương ứng với nhà sản xuất đã đặt ra.
Khi bạn nhấn túp năng lúc này điện 220v sẽ cấp cho động cơ quay bên trong làm cho quạt chuyển dộng quay sang trái và sang phải liên tục.
* Để nói về cấu tạo của một chiếc quạt thì chúng ta có thể nói đây là một thiết bị điện rất đơn giản và được cấu tạo như sau:
Phần vỏ nhựa bạn nhìn bằng mắt thường cũng thấyLồng cánh quạt để bảo vệ chúng ta không va vào cánh khi quạt chạyCánh quạtĐộng cơ quạtBọ điều khiển quạt bằng bo mạch hoặc bằng công tắcĐộng cơ quay sang phải sang trái(Túp năng) Công tắc cho động cơ quay sang phải, trái.Tụ điện ( tụ kích cho động cơ quạt)Dây điện nguồnĐiều khiển từ xa ( có loại có loại không)
1.Cấu tạo máy biến thế:
-Bộ phận chính gồm có:
+Hai cuộn dây dẫn có soosvongf cách nhau, đặt cách nhau.
+Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
2.Nguyên tắc hoạt động:
Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
3. Công dụng:
Để thay đổi (tăng hoặc giảm) hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
4.Hệ thức liên quan:
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây mỗi cuộn:
\(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}\)
* Cấu tạo máy biến áp ba pha: gồm hai phần chính là lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép: có 3 trụ để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ. Lá thép được làm từ các lá thép kĩ thuật dày 0,35 ÷ 0,5 mm, hai mặt phủ sơn cách điện và ghép thành hình trụ.
- Dây quấn: thường là dây đồng bọc cách điện được quấn quanh trụ từ của lõi thép.
* Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha: gồm hai bộ phận chính là stato và rôto:
- Stato (phần tĩnh): gồm lõi thép và dây quấn.
+ Lõi thép: gồm các lá thép kĩ thuật điện, ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt trong dây quấn.
+ Dây quấn: là dây đồng được phủ sơn cách điện.
- Rôto (phần quay): gồm lõi thép và dây quấn.
+ Lõi thép: được làm từ các lá thép kĩ thuật, mặt ngoài xẻ rãnh, ở giữa có lỗ để lắp trục, ghép lại thành hình trụ.
+ Dây quấn: có hai kiểu là kiểu rôto lồng sóc và kiểu rôto dây quấn.
Cấu tạo và hoạt động của ống Cu-li-giơ :
Cấu tạo và hoạt động của ống Cu – li – giơ :
a) Cấu tạo: Ống Cu – lít – giơ là một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm :
- Một dây nung bằng vonfam FF’ dùng làm nguồn electron
- Hai điện cực.
Catot K: bằng kim loại, hình chỏm cầu để làm cho các electron phóng ra từ FF’ đều hội tụ vào anot.
Anot A: bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao, được làm nguội bằng một dòng nước khi ống hoạt động.
b) Hoạt động: Dây FF’ được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta đặt giữa anot và catot một hiệu điện thế cỡ vài chục kilôvôn. Các electron bay ra từ FF’ sẽ chuyển động trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt đến đập vào miếng kim loại làm anot và sẽ phát ra tia X.
• Cấu tạo:
+ Pin có một tấm bán dẫn kim loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p.
+ Trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng. Dưới cùng là một đế kim loại. Các kim loại này đóng vai trò các điện cực trơ.
• Hoạt động:
+ Dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
+ Ánh sáng có bước sóng thích hợp rọi vào điện cực dương + (trong suốt) vào lớp bán dẫn loai p sẽ gây ra hiện tượng quang điện trong và giải phóng ra các cặp êlectron và lỗ trống. Êlectron dễ dàng đi qua lớp chặn xuống bán dẫn loại n. Còn lỗ trống thì bị giữ lại trong lớp p.
+ Điện trường lớp tiếp xúc p - n đẩy lỗ trống về lớp p và đẩy e về lớp n.
→ Lớp kim loại mỏng nhiễm điện dương. Phần đế tiếp xúc với lớp n nhiễm điện âm trở thành cực âm. Nếu nối hai điện cực bằng một dây dẫn thông qua một ampe kế thì sẽ thấy có dòng quang điện chạy từ cực dương sang cực âm. Suất điện động của pin quang điện nàm trong khoảng 0,5V đến 0,8V.
Tự dưỡng, dị dưỡng, có diệp lục, có roi, có nhân, có khả năng di chuyển.
Cấu tạo:
- Lõi thép: Dạng hình trụ hoặc hình chữ U, được làm bằng vật liệu dẫn từ tốt như thép silic.
- Dây quấn: Gồm hai cuộn dây dẫn điện được cách điện với nhau và với lõi thép.
- Vỏ máy: Làm bằng vật liệu cách điện, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong.
Hoạt động:
- Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào cuộn dây sơ cấp, dòng điện xoay chiều sẽ chạy qua cuộn dây này.
- Dòng điện xoay chiều trong cuộn dây sơ cấp sẽ tạo ra từ thông biến thiên trong lõi thép.
- Từ thông biến thiên này sẽ đi qua cuộn dây thứ cấp và tạo ra hiệu điện thế xoay chiều ở hai đầu cuộn dây thứ cấp.