K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3

Hệ thống sông Thu Bồn và hệ thống sông Hồng là hai hệ thống sông lớn ở Việt Nam, mỗi hệ thống có những đặc điểm riêng biệt về mạng lưới sông và chế độ nước:

1. Hệ thống sông Thu Bồn:

Mạng lưới sông: Hệ thống sông Thu Bồn bao gồm sông Thu Bồn và các nhánh sông như sông Trà Khúc, sông Tuy Loan, và sông Cổ Cò. Sông Thu Bồn chảy qua tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, tạo thành một mạng lưới sông phong phú với nhiều chi lưu và sông nhỏ.

Chế độ nước: Sông Thu Bồn có chế độ nước phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa, lượng mưa lớn dồn về từ dãy núi Trường Sơn và dãy núi Ba Na, làm tăng lượng nước trên sông Thu Bồn và các sông chi lưu. Trong mùa khô, dòng chảy của sông giảm đi đáng kể, đặc biệt là ở các sông nhỏ.

2. Hệ thống sông Hồng:

Mạng lưới sông: Hệ thống sông Hồng bao gồm sông Hồng chính và các nhánh sông như sông Đà, sông Lô, và sông Thái Bình. Sông Hồng chảy qua các tỉnh từ Tây Bắc đến Bắc Bộ, tạo thành một mạng lưới sông phức tạp với nhiều chi lưu và hồ nước lớn nhỏ.

Chế độ nước: Sông Hồng chịu ảnh hưởng của hai mùa mưa và khô rõ rệt. Trong mùa mưa, lượng mưa lớn từ dãy núi Bắc Bộ và dãy núi Trường Sơn dồn về, làm tăng lượng nước trên sông Hồng và các sông chi lưu. Trong mùa khô, dòng chảy của sông giảm đi đáng kể, gây ra tình trạng hạn hán nước ở một số vùng đồng bằng sông Hồng.

 

Tóm lại, cả hai hệ thống sông Thu Bồn và sông Hồng đều có mạng lưới sông phong phú và chế độ nước phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, vì nằm ở các vùng địa lý khác nhau, các đặc điểm của hệ thống sông này cũng có sự khác biệt nhất định.

     
14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.

(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng

(*) Trình bày:

a. Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

b. Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

2:

Tham khảo:

 

Hệ thống sông Cửu Long:

- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:

+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.

- Có nhiều phụ lưu.

- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Đặc điểm của mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta

- Đặc điểm mạng lưới sông:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Hướng: Tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. Ngoài ra, một số sông còn chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

+ Sông có lượng phù sa lớn với tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước sông có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn.

♦ Vai trò của hệ thống hồ, đầm và nước ngầm:

- Hệ thống hồ, đầm:

+ Cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi.

+ Phục vụ đời sống hằng ngày.

+ Điều hòa khí hậu: Điều tiết nước, không khí mát mẻ hơn.

- Nước ngầm:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Khai thác phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

13 tháng 8 2023

♦ Đặc điểm của mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta

- Đặc điểm mạng lưới sông:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Hướng: Tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. Ngoài ra, một số sông còn chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

+ Sông có lượng phù sa lớn với tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước sông có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn.

♦ Vai trò của hệ thống hồ, đầm và nước ngầm:

- Hệ thống hồ, đầm:

+ Cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi.

+ Phục vụ đời sống hằng ngày.

+ Điều hòa khí hậu: Điều tiết nước, không khí mát mẻ hơn.

- Nước ngầm:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Khai thác phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

#Tham_khảo

15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.
loading...
2.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.

+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Lựa chọn: phân tích đặc điểm hệ thống sông Hồng

* Trình bày:

- Đặc điểm mạng lưới:

+ Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

+ Có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Chế độ nước sông: có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

1. Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi của châu Á?a.     Mạng lưới sông ngòi phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.b.     Các sông châu Á phân bố đều, có chế độ nước khá phức tạp.c.      Các sông châu Á phân bố không đều, có chế độ nước khá phức tạp.d.     Các sông châu Á có nhiều hướng chảy, có chế độ nước khá phức tạp.2. Các sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông đổ vào đại dương...
Đọc tiếp

1. Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi của châu Á?

a.     Mạng lưới sông ngòi phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.

b.     Các sông châu Á phân bố đều, có chế độ nước khá phức tạp.

c.      Các sông châu Á phân bố không đều, có chế độ nước khá phức tạp.

d.     Các sông châu Á có nhiều hướng chảy, có chế độ nước khá phức tạp.

2. Các sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông đổ vào đại dương nào?

a.     Bắc Băng Dương.                                             b. Thái Bình Dương.

c.      Ấn Độ Dương.                                                  d. Đại Tây Dương.

3. Sông ngòi châu Á kém phát triển ở các khu vực nào?

a. Bắc Á, Đông Á.                                                 b. Đông Á, Đông Nam Á.

c. Đông Nam Á, Nam Á.                                       d. Tây Nam Á, Trung Á.

3
13 tháng 11 2021

1.D

2.A

3.D

17 tháng 1 2022

1. Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi của châu Á?

a.     Mạng lưới sông ngòi phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.

b.     Các sông châu Á phân bố đều, có chế độ nước khá phức tạp.

c.      Các sông châu Á phân bố không đều, có chế độ nước khá phức tạp.

d.     Các sông châu Á có nhiều hướng chảy, có chế độ nước khá phức tạp

2. Các sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông đổ vào đại dương nào?

a.     Bắc Băng Dương.                                             b.Thái Bình Dương

c.      Ấn Độ Dương.                                                  d. Đại Tây Dương

3. Sông ngòi châu Á kém phát triển ở các khu vực nào?

a. Bắc Á, Đông Á.                                                 b. Đông Á, Đông Nam Á.

c. Đông Nam Á, Nam Á.                                       d. Tây Nam Á và Trung Á

Giải thích: Tây Nam Á và Trung Á là khu vực có khí hậu lục địa ít mưa nên sông ngòi thưa và kém phát triển.

 

 

3 tháng 4 2022

Tham khảo:

Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình  18,3%. Mật độ sông suối  0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước.

3 tháng 4 2022

Tham Khảo:

Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình  18,3%. Mật độ sông suối  0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước.Độ dài: 512 km (318 dặm)Diện tích lưu vực: 27.200 km² (10.506 dặm²)
18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta

- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.

- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.

- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.

b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?

- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.

- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.

- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi:

-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...

-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

24 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

Tham khảo thêm câu hỏi về phân tích đặc điểm sông ngòi nước ta và câu hỏi về so sánh đặc điểm hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Hồng.

Phân tích (trình bày, dẫn chứng, so sánh, chứng minh, giải thích...) các đặc điểm về: mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích lưu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích lưu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước...