Cho hình lập phương A và hình hộp chữ nhật B có chiều cao bằng nhau, độ dài cạnh hình lập phương bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật, biết rằng diện tích toàn phần của hình lập phương là 96cm2. Tính:
A, thể tích của hình lập phương A
B, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật B
a) Diện tích một mặt của hình lập phương A là:
\(96:6=16\left(cm\right)\)
Do: \(16=4\times4\) nên cạnh của hình lập phương A là 4cm
Thể tích của hình phương A là:
\(4\times4\times4=64\left(cm^3\right)\)
b) Cạnh của hình lập phương A bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật B
Tổng chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật B là:
\(2\times4=8\left(cm\right)\)
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật B là:
\(8\times2=16\left(cm\right)\)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật B bằng chiều cao của hình lập phương A nên chiều cao là 4cm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật B là:
\(16\times4=64\left(cm^2\right)\)
ĐS: ...
Giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
96 : 6 = 16 (cm2)
Vì 16 = 4 x 4
Cạnh hình lập phương là: 4 cm
Thể tích của hình lập phương là: 4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 4 cm
Nửa chu vi của hình hộp chữ nhật là: 4 x 2 = 8 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
8 x 2 x 4 = 64 (cm2)
Đs:...