K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Tác giả muốn nói điều gì trong câu "Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu."? Em có đồng tình với điều đó không? Vì sao? Bài đọc: AI BIỂU XẤU (Nguyễn Ngọc Tư)       “… Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Tác giả muốn nói điều gì trong câu "Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu."? Em có đồng tình với điều đó không? Vì sao?

Bài đọc:

AI BIỂU XẤU

(Nguyễn Ngọc Tư)

      “… Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh …”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.

      Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thần xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.

      Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...

      Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.

      Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “Ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.

     Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.

      Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.

     Ai biểu xấu!

Trích trong Đảo (tập truyện ngắn), NXB Trẻ, 2014

0
7 tháng 11 2016

1) Từ tình bn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được : Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại cho ta những dòng cảm xúc vui, buồn khác nhau. Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một tình bạn trong sáng, nó sẽ giúp ta biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gần gũi với ta. Tình bạn thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy, nó luôn ở cùng ta trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ta vui, tình bạn ở cạnh chia sẻ và chúc mừng cho ta. Khi ta buồn, tình bạn an ủi và chăm sóc cho ta. Cuộc sống thật tuyệt vời hơn biết bao khi ai cũng biết quý trọng tình bạn và giữ cho nó luôn được trong sáng. Tự hỏi nếu không có tình bạn thì ta sẽ ra sao? Khi đó, ta sẽ cảm thấy cô đơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nện tẻ nhạt .

2) Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên : cuộc sống của tác giả ở làng quê đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên tình bạn tha thiết,trong hoàn cảnh nào cũng vẫn vui vẻ,chỉ cần có nhau là đã cảm thấy đầy đủ rồi.
 

27 tháng 10 2017

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-ban-cua-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-ban-den-choi-nha-c34a1509.html#ixzz4wgwPywCI

6 tháng 5 2023

Anh ơi vì sao anh không suy nghĩ cho cha mẹ mà anh chỉ nghĩ đến mình thế.Anh thử nghĩ xem bố mẹ bắt anh học là vì gì?cho ai? Tất cả đều cho anh hết đấy và bố mẹ rồi cũng phải xa chúng ta anh cần có một công việc tốt để chăm sóc bố mẹ nữa chứ.

Nhớ tich cho mik nha

4 tháng 9 2017

Theo em Vân không có lỗi, bạn nên chia sẻ khó khăn này với cô giáo để cô giáo có giải pháp cho trường hợp của Vân.

25 tháng 10 2018

ớn cả xương sống

??????????????????????????????????????????????????????????????????????
?????????????????????????????????????????????????????????????????????????

21 tháng 11 2016

a) Trong cuộc sống của chúng ta không phải ''Ai muốn mua gì cũng có''. Dòng nước nào cũng bắt nguồn từ khe, từ lạch, rồi nước từ lạch đổ vẻ mới thành sông, sông nhỏ đổ vào sông lớn, sông lớn tiến ra biển cả mênh mông. Hành trình nào cũng đều bắt đầu từ góc sân, đầu ngõ, đường làng rồi mới tiến ra đường quốc lộ xa tít tắp. Chúng ta cũng không phải bỗng dưng mà lớn, ai cũng phải trải qua ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Cuộc sống không dễ dàng đem hạnh phúc, tình yêu đến cho bất cứ ai, bất cứ người nào, để cố được chúng, người ta phải thường tự tay tìm kiếm.

b) Nếu được lựa chọn một món hàng trong tình yêu, sự bình yên, tình bạn. Ta sẽ lựa chọn hạnh phúc. ​Và cần gieo hạt giống là: Phải biết trân trọng, yêu thương những người xung quanh ta để có được điều đó. Bởi vì họ sẽ đáp trả lại tình yêu thương chân thành ấy của ta. Khi đó, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc.

P/s: Câu b chọn cái nào cũng được, tùy you!

18 tháng 11 2016

Giúp mình đi mà, mình đang rất cần....

7 tháng 4 2018

Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Không phải tất cả các bạn con đều xấu, ba mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có điều kiện để phát triển mình.

23 tháng 2 2021

Sai r

21 tháng 12 2016

Em có suy nghĩ là:

Tại s mình tốt với bạn ấy như vậy mà bn ấy lại có thể lm lại như v với mình

Em sẽ ứng xử:

EM sẽ gặp Lan và hỏi với bạn ấy tại sao bn lại lm như v với mình? mk đã lm j sai? bn có thể ns mk bik hok?

25 tháng 12 2016

em nghĩ là em đã vô tình làm điều gì khiến Lan giận hoặc Lan đã nghe một số điều chỉ trích không hay về em. Em sẽ vẫn coi Lan là bạn, hỏi bạn ấy vì sao lại ứng xử với em như vậy và nếu lí do là lỗi vủa em thì em sẽ xin lỗi và làm hòa với bạn.

Bài tập Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ... Đặng huyê Đặng huyê | 50 phút trước Ngữ văn - Lớp 10 | Ngữ văn | Lớp 10 Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành...
Đọc tiếp

Bài tập Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ... Đặng huyê Đặng huyê | 50 phút trước Ngữ văn - Lớp 10 | Ngữ văn | Lớp 10 Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ấy, cũng không muốn người khác hơn mình, từ đó mà sinh ra cào bằng, đố kị, kèn cựa nhau. Nói xấu sau lưng là một công cụ để thực hiện việc cào bằng, kèn cựa ấy. Bệnh nói xấu sau lưng có hai đặc điểm: Thứ nhất là người ta không bao giờ nói xấu một người thua kém mình. Với người thua kém mình, người Việt luôn có xu hướng giúp đỡ họ. Người ta cũng thường không nói xấu những người đã vượt lên cao hẳn, đã xác lập một địa vị vững chắc, ổn định trên một thang bậc trong cộng đồng. Đối tượng chịu sự nói xấu, ném đá bao giờ cũng là người ngang bằng mình đang có xu hướng vượt lên hoặc những người vừa mới vượt lên cao hơn mình ở một phương diện nào đó, mục đích là nhằm dìm người ta xuống. Đặc điểm thứ hai là việc nói xấu diễn ra lén lút sau lưng người bị hại, người bị hại không hề biết được. Nói xấu trước mặt sẽ khiến người ta mất mặt. Gây thù chuốc oán là điều mà người Việt thường né tránh. Hơn nữa khi nói thẳng sẽ phải cân nhắc, đắn đo. Còn khi nói xấu sau lưng, thì người ta có thể thả phanh nói cho sướng miệng, đơm đặt thêm thắt cho bõ ghét. Do thiếu trong sáng nên bệnh này đôi khi còn được gọi là “bệnh thối mồm”. (Trích từ Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Trần Ngọc Thêm, NXB Văn hóa văn nghệ, 2016).
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là * A. Nghị luận B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh

Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì ? * A. Bệnh đố kị B. Bệnh nói xấu sau lưng C. Bệnh xu nịnh D. Bệnh kèn cựa

Câu 3. Theo tác giả, ở những dân tộc nào thì nói xấu sau lưng trở thành một căn bệnh? * A. Dân tộc có nhiều sự phân hóa giai cấp sâu sắc B. Dân tộc có sự phân biệt giàu nghèo C. Dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh D. Dân tộc có sự phân biệt sắc tộc

Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói lên đầy đủ các đặc điểm của bệnh nói xấu sau lưng được tác giả đề cập trong văn bản? * A. Nói xấu sau lưng là công cụ để thực hiện việc cào bằng, kèn cựa B. Người ta không bao giờ nói xấu một người thua kém mình C. Việc nói xấu diễn ra lén lút sau lưng người bị hại D. Đáp án B và C

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của văn bản? * A. Nêu lên nguyên nhân và các đặc điểm của bệnh nói xấu sau lưng người khác B. Nêu lên những tác hại của bệnh nói xấu sau lưng người khác C. Nêu lên tác hại của bệnh nói xấu sau lưng và bày tỏ thái độ phê phán đối với căn bệnh này D. Nêu lên nguyên nhân của bệnh nói xấu sau lưng

Câu 6. Theo bạn, quan điểm của tác giả về căn bệnh nói xấu sau lưng là: * A. Đồng tình B. Không đồng tình C. Vừa đồng tình vừa không đồng tình D. Không bày tỏ quan điểm

Câu 7. Theo bạn, mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? * A. Phê phán căn bệnh nói xấu sau lưng người khác B. Giúp người đọc hiểu về căn bệnh nói xấu sau lưng người khác C. Khuyên người đọc nên từ bỏ căn bệnh nói xấu sau lưng người khác D. Đáp án A và B

Câu 8. Sau khi đọc văn bản, bạn rút ra được bài học gì cho bản thân mình ? *

Câu 9. Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả khi ông cho rằng: “Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam” không? Vì sao? * Câu trả lời của bạn

Câu 10. Bạn hãy nêu ra 02 giải pháp giúp từ bỏ thói quen nói xấu sau lưng người khác (viết khoảng 5 – 7 dòng) * Câu trả lời của bạn Bài viết: Bạn hãy viết một bài luận thuyết phục người khác thay đổi quan niệm: “Có tiền mua tiên cũng được”.

0