K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2020

cái này ko phải tiếng anh nha 

còn bài trên bạn hỏi google mấy bài để tham khảo nha

chúc bạn học tốt ^^

21 tháng 1 2018

Đề a: (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)

Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.

Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.

Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.

Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.

Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.

Đề c

                                                      Bài làm

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

                                                                                                bài làm

Em sinh ra và lớn lên ở xã Quang Lịch một làng quê thanh bình, yên ả.

  Trong làng quê nhộn nhịp ấy, đã có một điều làm chô nhiều người buồn chán vì những con đường nhiều đá gạch , rác thải bừa bãi . Nhưng giờ đây những con đường ấy đã phủ lên một lớp bê tông êm ả , rác thải đã hạn chế.

Một điều nổi bật nữa oqr xã Quang Lịch làphát triển trồng cây .Ngày xưa người dân chỉ trồng lúa , giờ đây toàn xã đã biết trồng cây xanh,cây ăn quả giúp ích cho đời sống.

Ở xã Quang Lịch 100%người dân đã có điện để dùng . Trời tối khi ra đường đèn điện sáng như sao xa.Giúp con người ko bị cận thị .

Em rất yêu quý quê hương em , em hứa sẽ học thật giỏi để giúp quê hương trở nên văn minh hiện đại hơn.

mk tự viét nhé ko tin hỏi goole

25 tháng 2 2022

TK

1

Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình.Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

25 tháng 2 2022

Tham khảo

1.

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Xem thêm:

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học siêu ngắnSoạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh siêu ngắn 

Chợ nổi Cà Mau nhóm họp trên sông suốt từ khoảng 3-4 giờ sáng đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, hội giống như các chợ khác trên bờ. Những chiếc ghe chở khẳm hàng đi tới và những chiếc ghe mua hàng rong nhẹ nhàng rời chợ, cứ thay nhau lui tới trong tiếng máy nổ âm vang trên mặt sông. Xen kẽ trong đó là những ghe hàng rong phục vụ nhu cầu của người trong chợ. Cũng giống như những chủ ghe hàng ngồi hút thuốc lá lặng lẽ đợi khách, các ghe hàng rong cũng không thấy cất lời rao, chỉ lặng lẽ len lách trong chợ với những khách hàng quen thuộc.

Du khách có thể ghé qua chợ nổi trên sông Gành Hào vào buổi chiều tối, khi chợ nổi đã lắng lại trong một sự im lặng lãng mạn cùng với gió và sóng nước. Những chiếc ghe trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh vương vấn khói cơm chiều. Mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo câu cá trên sông; ánh mắt nhìn xa xăm của người thiếu nữ đang chăm sóc mấy chậu đất trồng hoa và rau trên mui ghe; tiếng đàn ghi ta phím lõm trầm buồn loang trên mặt sông trong khúc "Nam ai" hay "Dạ cổ hoài lang" buồn mênh mông; một giọng ai đó cảm khái cất lên câu vọng cổ... Đó là khi chợ nổi trở về với những nỗi niềm của cuộc sống lênh đênh sông nước, vọng nhớ về một dải đất liền ở đâu đó trong tiềm thức. Để rồi, từ 3 giờ sáng hôm sau, cả một khúc sông Gành Hào lại bừng tỉnh với những ghe hàng đầy ắp những trái cây và rau quả, bắt đầu một ngày mới, nhộn nhịp và lãng mạn. Nếu có dịp, xin ai đó đừng bỏ lỡ một lần đến với chợ nổi trên sông Gành Hào. Nắng, gió sông nước và sự bình dị, chân thành của con người, sản vật nơi đây chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn thật sâu đậm cho khách phương xa.

2.2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0
2 tháng 5 2021

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng

12 tháng 5 2016

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước[2], lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

12 tháng 5 2016

vừa y bon 10 dòng nha bn, chúc bn hc totbanhqua

19 tháng 4 2022

Lễ hội Ling Ông ở Quảng Ngãi này được tổ chức tại miếu và lăng thờ cá Ông. Vào ngày diễn ra hội lăng cá Ông được ngư dân nơi đây trang trí rất hoành tráng, tất cả tàu thuyền sẽ không ra khơi và mọi gia đình ngư dân đều làm lễ cúng cá Ông và treo đèn lồng vào ban đêm. Nghi lễ cúng cá Ông gồm có: Lễ nghinh Ông, lễ túc yết, chánh lễ và nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, hát bội, kéo co, đua thuyền, lắc thúng, đua cà kheo... Đây là lễ hội đặc sắc của du lịch Quảng Ngãi và cũng là cơ hội để du khách có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa.

18 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia

1. 

Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

 

Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.

Kinh tế của người Thái truyền thống khá mạnh về nông nghiệp làm ruộng nước, theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng phát rẫy, làm nương, trồng lúa cạn và hoa màu, cùng nhiều thứ cây quả, củ khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải và có một số nơi làm đồ gốm. Đồ gốm của người Thái Sơn La có chất liệu, công nghệ, phương pháp nung rất gần với đồ gốm thời Sơ sử của Việt Nam, cách đây trên dưới 2000 năm, theo đó, nó được coi như là báu vật để nghiên cứu so sánh giữa xưa và nay, thông qua rất nhiều văn liệu khảo cổ học và dân tộc học, tôi đã từng được đọc.

 

Hôn nhân gia đình của người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con, mới về ở bên nhà chồng. Hiện nay, phong tục truyền thống ấy đã bị phá vỡ, dẫu có đôi ba trường hợp gia đình nhà gái khó khăn, vẫn xẩy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng riêng có, mà của bất cứ cộng đồng nào gặp khó khăn. Cô gái Thái sau khi lấy chồng phải búi tóc (tằng cẩu) ở trên đỉnh đầu, như là một chỉ dẫn về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ Thái.

Người Thái quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, do đó, đám ma là lễ tiễn người chết về “Mường Trời”. Mộ địa của người Thái thường đặt trong rừng, có nhà mồ và nấm mộ. Xưa kia, người Thái còn có tục dựng hòn mồ bằng đá, như là một tàn dư của tín ngưỡng cự thạch mai táng. Nay tàn dư ấy không còn nhưng vẫn còn nhận ra ảnh xạ qua những cây cột gỗ của nhà mồ vài chục năm về trước.

Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái như Xống chụ xon xao, Khum Lú nàng úa đều là những di sản văn hóa quý báu mà người Thái còn bảo lưu cho tới nay trong cộng đồng.

Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khắp tay. Đó là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, ném còn đã trở thành những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của cộng đồng này, không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới ngưỡng mộ mỗi khi được cách tân hóa, mang đi biểu diễn ở nước ngoài.

Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn. Nhà của người Thái Trắng có khá nhiều điểm gần gụi với nhà của người Tày – Nùng. Nhà của người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của cư dân Môn – Khmer. Tuy vậy, nhà của người Thái Đen lại có đặc trưng không hề thấy ở nhà của cư dân Môn – Khmer: Nhà của người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều kiểu trang trí khác nhau.

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu vì cơ bản, đó là Khứ kháng và Khay điêng. Vì Khay điêng chính là Khứ kháng mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày – Nùng.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái Đen là khá độc đáo: Các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: Phần dành cho nơi cư ngụ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và phần còn lại là nơi tiếp khách nam.

Vài nét phác thảo trên đây về người Thái ở Việt Nam, hẳn cũng chưa nói được nhiều điều đối với một dân tộc vô cùng lớn, có nhiều biến động, thăng trầm trong lịch sử và có quá nhiều những đóng góp cho mảnh đất chữ S Việt Nam trong dặm dài lịch sử.

Mong muốn nói nhiều như thế thì quả là “bó tay” đối với người viết, khi dân tộc này với bộn bề, chất chứa những giá trị lịch sử, văn hóa muốn lựa chọn trình bạn đọc, nhưng dung lượng lại có hạn, theo đó, mong độc giả hãy coi đây như là những chỉ dẫn bước đầu để có một lần hay nhiều lần trong cuộc đời, được trải nghiệm với bản làng Thái Mai Châu (Hòa Bình), Sơn La, Điện Biên và Tây Thanh – Nghệ, chắc sẽ thu hái được nhiều hơn những gì đã đọc qua bài viết ngắn ngủi này.

 

2.

 

 ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT

          Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

 

3.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đề ra giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

 

4. Cái này tự hoạt động ạ!

# mang tính chất Tk