Lưu ý lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét trên là hoàn toàn chính xác bởi bài thơ không chỉ có sự buồn bã lưu luyến khi tiễn chàng trai đi tòng quân còn có những lời hứa hẹn với âm hưởng mạnh mẽ chắc chắn tình yêu của hai người sẽ không bao giờ đổi thay suốt đời suốt kiếp.
* Giống nhau: đều thể hiện tình cảm, lòng thủy chung son sắt của chàng trai đối với cô gái.
* Khác nhau:
- Lời thề nguyền thứ nhất “Chết ba năm hình còn treo đó… chung một mái, song song.”: Đây là lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất phát từ cái chết. Chàng trai khẳng định dù trong bất cứ hình dạng, thân phận hay sự vật nào, hai người vẫn sẽ mãi ở bên nhau. Cái chết dường như không còn đáng sợ bởi có sự chung đôi, cùng nhau sánh vai với cô gái, chàng trai đều cảm thấy hạnh phúc và xứng đáng.
- Lời thề thứ hai “Lòng ta thương nhau… không ngoảnh, không nghe.”: Lời thề thủy chung đến đây trở lại bình thường. Không còn là sự chết chóc mà thay vào đó là những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn “trọn kiếp đến già”, “bền chắc như vàng, như đá”, “trăm lớp nghìn trùng”… Từ đó làm nổi bật lên một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng, đó là khi chàng trai và cô gái được ở bên nhau
- Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”
“Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”
→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chứa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau
- Thông điệp đoạn trích: lên án, tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng.
- Thông điệp ấy vẫn còn ý nghĩa với cuộc sống của ngày hôm nay. Thể hiện khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.
Nhan đề văn bản "Lời tiễn dặn" có nghĩa là:
- Khắc họa tình cảm sâu đậm giờ phút chia ly của cô gái và chàng trai cùng với đó là nỗi đau giằng xé khi mất đi tình yêu của đời mình.
- Lời tiễn dặn cũng là lời ước hẹn chờ đợi để được mãi mãi bên nhau.
Nhan đề văn bản "Lời tiễn dặn" có nghĩa là:
- Khắc họa tình cảm sâu đậm giờ phút chia ly của cô gái và chàng trai cùng với đó là nỗi đau giằng xé khi mất đi tình yêu của đời mình.
- Lời tiễn dặn cũng là lời ước hẹn chờ đợi để được mãi mãi bên nhau.
Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt của đôi bạn trẻ và khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.