K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1

Bạn tham khảo trên mạng nhé:

Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn. Một là không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. Hai là, góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. Ba là, vạch kế hoạch chiến lược và trực tiếp chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất của thế kỷ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Trong khoảng thời gian chừng hơn một chục năm sau khi Lý Thánh Tông qua đời (1069), Lý Thường Kiệt thực sự là linh hồn của đất nước, là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong sự nghiệp điều khiển vận mệnh quốc gia. Ở một chừng mực nào đó, cũng có thể nói rằng, Lý Thường Kiệt gần như là vua của nước nhà trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước ở thế kỷ XI.Về mặt văn hóa, Lý Thường Kiệt cũng đã có những đóng góp to lớn. Ông đã để lại cho đời một số áng văn thơ, trong đó, nổi bật nhất là bài tứ tuyệt không đề, được hậu thế chọn bốn chữ đầu trong câu đầu làm đề để dễ truyền tụng, đó là bốn chữ Nam quốc sơn hà là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

25 tháng 1

Bạn tham khảo nhé!

Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn. Một là không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. Hai là, góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. Ba là, vạch kế hoạch chiến lược và trực tiếp chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất của thế kỷ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Trong khoảng thời gian chừng hơn một chục năm sau khi Lý Thánh Tông qua đời (1069), Lý Thường Kiệt thực sự là linh hồn của đất nước, là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong sự nghiệp điều khiển vận mệnh quốc gia. Ở một chừng mực nào đó, cũng có thể nói rằng, Lý Thường Kiệt gần như là vua của nước nhà trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước ở thế kỷ XI.Về mặt văn hóa, Lý Thường Kiệt cũng đã có những đóng góp to lớn. Ông đã để lại cho đời một số áng văn thơ, trong đó, nổi bật nhất là bài tứ tuyệt không đề, được hậu thế chọn bốn chữ đầu trong câu đầu làm đề để dễ truyền tụng, đó là bốn chữ Nam quốc sơn hà là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

 

22 tháng 4 2020

Sao cái này lạ vậy , trong tiếng việt lớp 2 làm gì có bài này nhỉ

29 tháng 4 2020

cai gi co

12 tháng 12 2016

Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long vì:

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
-Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy

12 tháng 12 2016

- Nhà Lý dời đô về Thăng Long do đây là ở trung tâm của đất nước và đồng bằng rộng lớn màu mỡ khác với ở Hoa Lư vùng núi hiểm trở đi lại khó khăn và không ở trung tâm của đất nước. => Thuận lợi cho việc phát triển đất nước.

- Khi quân địch sắp bị đánh bại hoàn toàn thì Lý Thường Kiệt chủ động thương

lượng , đề nghị “giảng hoà”để vừa tránh được sự hi sinh của quân sĩ , vừa giữ được hoà khí giao bang giữa hai nước sau này.

-> Thể hiện lòng nhân đạo của Lý Thường Kiệt và dân tộc ta.

29 tháng 10 2018

Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- Là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Tóm tắt một số nét chính:
- Chủ động tiến đánh để phòng vệ.
- Đánh vào tâm lý lòng người.
- Xây dựng phòng tuyến vững chắc.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hòa".

19 tháng 9 2023

Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt:

- Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

- Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài.

- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo.

- Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước

Cách kết thúc rất nhân văn, mang đậm tình người của Lý Thường Kiệt. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho cuộc chiến mau chóng kết thúc để không còn thêm những sinh mạng đổ xuống nữa

8 tháng 11 2021

Tham Khảo
Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt
  Lý Thường Kiệt đã chủ động tấn công phòng vệ.

  Đoán được nơi địch đi qua để xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.

  Đánh vào tinh thần của giặc (Cho người đọc bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà).

  Chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh có lợi cho ta.

8 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

-

 Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

 - Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

4 tháng 2 2022

THAM KHẢO :

 

Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Câu thơ với hai vế rõ ràng, được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức hàm xúc và ý nghĩa, giọng điệu hết sức đanh thép và khẳng định chủ quyền đất nước. Hai từ “Nam quốc” và “Nam đế” chính là hai từ chủ chốt của câu thơ bởi giặc phương Bắc luôn coi thường nước Nam ta, chúng chỉ coi Bắc quốc là đế quốc duy nhất thống trị thiên hạ, chúng nganh nhiên xâm lượn, đô hộ nước ta trở thành một châu, một quận và phải chịu sự giám sát, quản thúc và cung phụng chúng. Để giữ được nền độc lập nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, đứng lên bảo vệ đất nước trong suốt ngàn năm qua.

“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia. Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng.

Nguồn :vanmauhocsinh

4 tháng 2 2022

Qua bài thơ”Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, em cảm nhận rằng Lý Thường Kiệt là một người có lòng yêu nước sâu sắc. Em cảm nhận được sự yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện qua từng câu thơ trong bài. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định được chủ quyền của đất nước Đại Việt, có tác dụng rất to lớn để cổ vũ cho nhân dân ta quyết tâm chống giặc và không để giặc xâm chiếm bờ cõi nước ta. Tình yêu nước sẽ thật nồng nàn khi có giặc xâm phạm tới bờ cõi nước ta, chúng ta phải giữ gìn,  duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Là một học sinh, em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để mai sau trở thành một công nhân tốt xây dựng đất nước thêm tươi đẹp hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:

- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.

- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.

- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.

- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.

- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.

11 tháng 3 2021

 Ông là người có cốt cách và tài năng phi thường, trải qua mấy đời vua, ông được thăng dần nhiều chức quan trọng. Lý Thánh Tông phong ông làm thái úy.