K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2023

                              **Tham khảo**

- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.

- Nông nghiệp: Sản xuất lương thực đứng đầu thế giới, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ dân.

- Công nghiệp phát triển nhiều ngành đặc biệt các ngành công nghệ hiện đại.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

- Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất.

8 tháng 1 2024
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế

- Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...

- Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa với chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kĩ thuật và quốc phòng. Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên lĩnh vực kinh tế.

Đặc điểm chung của kinh tế thế giới

- Đặc điểm:

+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14688,0 tỉ USD (năm 2020), trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.

+ Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại.

+ Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.

- Nguyên nhân: do đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời mở rộng giao thương với quốc tế.

Vị thế: Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

20 tháng 12 2023

1)Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở Châu Á:
   Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở Châu Á. Khí hậu ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, nguồn lực nước và sinh thái, cũng như gây ra các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Việc hiểu rõ về khí hậu giúp người dân và chính phủ đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên tự nhiên và phát triển bền vững.

\(Zzz\) 🐇

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

30 tháng 12 2023

trái, là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản thời kì 1951-1973.

 

C. KẾT LUẬN

 

Sau những năm khủng hoảng đầu thế kỉ XXI, hiện nay nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng phục hồi, dần thoát khỏi trì trệ và sẽ phát triển bền vững hơn. Nền kinh tế Nhật Bản sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới là do có những chính sách kinh tế hợp lí bên cạnh đó nền tảng nền kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng và nền tảng đó được hình thành vào giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1951-1973. Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1951-1973 của Nhật Bản đã để lại cho các quốc gia đi sau một bài học kinh nghiệm quý giá về phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hiện nay Nhật bản là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Dựa vào mối quan hệ đối tác đó chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế để phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta.

 

 

18 tháng 12 2022

Nhật Bản
- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.