K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Những từ ngữ nhân hóa: dang tay, chải, đủng đỉnh, giật đàu gọi trăng, đứng canh, 

-  Tạo ra bằng cách dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ vật

- Tác dụng: Làm cho cây dừa trở nên sinh động, có hồn hơn.

 

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.Bài 3 : Tìm những từ được dùng với...
Đọc tiếp

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:

a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.

b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.

Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.

Bài 3 : Tìm những từ được dùng với nghĩa chuyển trong các câu sau đây và giải thích nghĩa của các từ đó

a) Tàu đang vào bến để ăn than.

b) Máy này chạy rất êm.

c) Bạn Mai đang đánh đàn.

d) Con ơi con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

e) Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bài 4: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh trong truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"

1
3 tháng 1 2021

T∞₸ Phát hiện ko ai júp mình

TL :

a, Biện pháp đảo ngữ, từ láy và liệt kê.
b, Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

29 tháng 10 2019
  • Có những biện pháp là từ láy , đảo ngữ và liệt kê 
  • Đảo ngữ gồm Lom khom/ dưới núi /tiều vài chú 

                                        vn             tn           

20 tháng 12 2021

Trong nền văn học trung đại của nước nhà, có rất nhiều bài thơ hay và tiêu biểu, những tác phẩm đó đều được ông cha ghi lại và lưu truyền để con cháu mai sau được học hỏi, tiếp thu tinh thần văn hoá, dân tộc của thời đại. Trong đó, hai bài thơ "Sông núi nước nam" và bài thơ "Phò giá về kinh" là những thi phẩm xuất sắc của văn học giai đoạn này. Ra đời trong những thời điểm khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều thể hiện được tinh thần dân tộc, tình yêu nước và lòng tự hào trước những chiến công hào hùng của quân dân ta, bởi vậy mà khi đánh giá về hai tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng".

Bài thơ "Sông núi nước nam" đến hiện tại vẫn chưa có sự khẳng định nào chắc chắn về tác giả của bài thơ, song theo nhiều sách cho rằng đó là sáng tác của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Theo nhiều lời kể của người xưa thì vào năm 1077, khi nhà Tống đưa quân sang xâm lược đất nước ta dưới sự chỉ huy của teen cầm đầu là Quách Quỳ, Lý Thường Kiệt theo lệnh nhà vua đem quân ra chặn chân giặc ở phòng tuyến dòng sông Như Nguyệt, thuộc huyện Yên Phòng, Bắc Ninh ngày nay. Trong cuộc đấu, để khích lệ tinh thần của quân đội mình cũng như làm lung lay ý chí chiến đấu của kẻ thù, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ này. " Sông núi nước Nam" được cất lên lần đầu tiên tại đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát- những vị tướng anh hùng, nghe tiếng thơ, tinh thần của nghĩa quân càng được khơi dậy, ý thức dân tộc càng lớn và lòng căm thù giặc càng sâu sắc. Còn bài thơ "Phò giá về kinh" được sáng tác bởi Trần Quang Khải, sau hai chiến thắng lẫy lừng Chương Dương và Hàm Tử, trong dịp ông trên đường đón Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long vào năm 1285. Tuy sáng tác vào những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, song ta vẫn thấy được ở cả hai bài thơ đều có những điểm giống nhau, bởi vậy mà có người từng nhận xét rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng."

Thật vậy, trước hết, ta có thể thấy cả hai bài thơ đều được sáng tác từ những người anh hùng của dân tộc, họ không chỉ mưu lược tài giỏi mà còn có tài năng về thơ văn, đặc biệt là một tinh thần đấu tranh quyết chí và một trái tim trung thành tuyệt đối với nước vì dân. Cả Trần Quang Khải và Lý Thường Kiệt đều là những vị tướng đích thân cầm quân giết giặc. Nếu Lý Thường Kiệt từng nổi danh với chiến công triệt hạ ba căn cứ lớn là Ung Châu, Liêm Châu, Khâm Châu của quân Tống vào năm 1076 hay chiến thắng vang dội trong cuộc chiến trừng phạt quân chiêm Thành năm 1069 thì Trần Quang Khải cũng là một lĩnh tướng trí tuệ và dũng mãnh, dưới triều đại nhà Trần, ông đã phụng sự hết sức mình cho đất nước, lãnh đạo quân đội đánh bại quân giặc trong nhiều trận chiến, đặc biệt là trận Chương Dương và các trận phòng thủ ở Thanh Hoá, Nghệ An. Bởi vậy mà họ hiểu hơn ai hết giá trị của những chiến công, giá trị của hoà bình, giá trị của tự do với mỗi quốc gia dân tộc.

Thứ hai, cả hai bài thơ đều khẳng định được chiến thắng tất yếu của nhân ta ta, tuy cách thể hiện khác nhau nhưng đều tựu chung về thắng lợi của quân đội chính nghĩa và thảm bại của quân tàn ác, phí nghĩa:

Lý Thường Kiệt viết:

" Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"

Hành động xâm phạm một lãnh thổ của quốc gia là trái với đạo lý nhân nghĩa, trái với ý người, đi ngược lại với ý trời. Hành động ấy không thể dung thứ, những kẻ ngang nhiên gây họa rồi một ngày cũng bị đánh" tơi bời" mà thôi. Với Trần Quang Khải, tác giả lấy những chiến công của quân ta để khẳng định sự thua cuộc tất yếu của giặc:

" Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù"

Một khí thế hào hùng với cuộc chiến oanh liệt như được tác giả dựng trước mắt chúng ta. Dù là nước nhỏ, quân đội không đông nhưng bằng mưu cao với tinh thần đoàn kết một lòng, quân đội nhà Trần luôn trong tư thế chủ động: "cướp giáo giặc", "bắt quân thù". Những hành động dứt khoát, dũng mãnh, khí thế ấy khiến giặc phải" hồn lạc phách xiêu", bại trận ê chề, đau đớn.

Qua cả hai bài thơ ta thấy được đằng sau những chiến thắng ấy là ý thức dân tộc, là tinh thần đấu tranh bền bỉ quật cường và ý chí quyết tâm giành thắng lợi của nhân dân ta, dẫu cho ở thời gian nào đi nữa.

Điểm tương đồng thứ ba ở hai bài thơ phải kể đến là sự khẳng định về độc lập, chủ quyền dân tộc. Ở "Nam quốc sơn hà" , tác giả khẳng định lãnh thổ nước nhà bằng lời lẽ đanh thép, chắc chắn:

" Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

Trời, đất, nước Nam là của vua Nam, do vua Nam cai trị, điều ấy là hợp lẽ tự nhiên, trời cao đã định không gì có thể chối bỏ được. Lũ giặc kia sang xâm phạm là hành động phi đạo đức ,tàn ác, gian tà trắng trợn. Tố cáo tội ác của giặc cũng là để khẳng định lại một lần nữa nước Nam là của vua Nam, không ai được phép xâm lấn bờ cõi này. Đến với "Phò Giá về kinh", Nguyễn Quang Khải khẳng định chủ quyền bằng ươc mơ, khát vọng đất nước thịnh trị, yên vui. Bởi đất nước có hết xâm lăng thì chủ quyền mới vững bền, lãnh thổ mới giữ trọn.

" Non nước ấy ngàn thu"

Thứ tư, cả hai bài thơ đều có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đoàn kết, đứng lên chiến đấu vì đất nước, vì Tổ quốc mình. Nếu ở "Nam quốc sơn hà" là lời hiệu triệu dân tộc dẹp tan quân thù bằng cách mạng chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình trước những bàn tay máu lạnh của quân xâm lược thì ở "Phò giá về kinh", tác giả kêu gọi mọi người hãy đề phòng, cảnh giác, khi hoà bình không được chủ quan mà cần cảnh giác cao độ, luyện sức, luyện tài để bảo vệ dựng xây, phát triển đất nước.

Hai bài thơ chính là vũ khí vô cùng sắc bén chống giặc ngoại xâm, cổ vũ tinh thần tập thể, lòng yêu nước, ý thức cá nhân trong mỗi con dân đất Việt.

Ngoài ra, ta còn thấy ở đây điểm tương đồng về nghệ thuật, mỗi bài đều chỉ có bốn câu nhưng có sức cô đọng, hàm súc, nội dung, tư tưởng được thể hiện rõ. Ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép nhưng không hề thô cứng mà tự nhiên, xúc động.

Qua bao thời gian mà những vần thơ ấy vẫn còn mãi, trở thành những áng văn bất hủ ngàn đời. Chúng em hôm nay đây, những thế hệ trẻ được sống trong hoà bình, trong một môi trường yên vui, không bom đạn, không giáo mác chiến tranh khi đọc những vần thơ đều bùi ngùi khó tả. Em hiểu hơn về những hy sinh của cha ông đi trước, thêm tự hào bởi tinh thần đấu sĩ nơi chiến trường của dân tộc và càng ý thức hơn về trách nhiệm của chúng em hôm nay. Phải gắng sức học tập, dựng xây non nước ngàn thu bền vững, giàu mạnh, tiếp nối những chiến công năm xưa của những người hùng vĩ đại.

25 tháng 11 2021

a) 

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non.

b) Trích trong trong bài Cửa sông. Tác giả Quang Huy

c) Cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá). Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng

cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Bỗng nhớ vùng núi non

1 tháng 12 2021

thanks b nhìu !!!

 

5 tháng 3 2018

Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:

     + Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước

 

     + Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

     + Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình

     + Hình ảnh con người:

     + Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên

     + Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường

 + Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội

→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”

     + Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”

c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0
5 tháng 3 2022

Xác định thành phần câu sau:

-Cờ đỏ /bay/ trên những mái nhà,trên những cành cây,trên những góc phố.(câu đơn )

-buổi sáng,/ buổi núi đồi,thung lũng,/bản làng chìm trong biển mây mù.(câu đơn ,bao gồm 3 vị )

-Những tàu lá chuối vàng ối/ xoã xuống như những đuôi áo,vạt áo.(câu đơn )

-Khi mùa xuân/ đến,/cây gạo già /lại trổ lộc,nảy hoa,lại gọi chim chóc đến.(câu ghép)

-Cờ đỏ // bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.
-Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng // chìm trong biển mây mù.
-Những tàu lá chuối vàng ối // xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.
-Khi mùa xuân đến, cây gạo già // lại trổ lộc,nảy hoa,lại gọi chim chóc đến

In đậm Trạng ngữ

17 tháng 7 2021

refer

 Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

            Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

           Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

           Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

          Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Tham Khảo:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.