K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2023

Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử. Quốc Tử Giám được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; nơi đầy đã đạo tạo nên nhiều nhân tài cho quốc gia Đại Việt.

27 tháng 3 2022

Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt, là khu di tích lịch sử văn hóa quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Văn Miếu-Quốc Tử Giám gắn liền với giáo dục Nho học Việt Nam, trở thành đỉnh cao và biểu tượng của nền giáo dục này.

25 tháng 2 2023

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những nơi đưa chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt và cũng là khu di tích lịch sử văn hóa quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

\(\Rightarrow\) Văn Miếu-Quốc Tử Giám gắn liền với giáo dục Nho học Việt Nam, trở thành đỉnh cao và biểu tượng của nền giáo dục này.

12 tháng 10 2023

- Thành tựu về luật pháp:

+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.

+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt.

+ Năm 1930, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.

+ Năm 1483, dưới thời Lê sơ, bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là: Luật Hồng Đức) được ban hành.

+ Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) và được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.

- Vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:

+ Nội dung trong các bộ luật đề cập đến việc: nêu cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, quý tộc; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cũng có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ…. => Như vậy: luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội.

14 tháng 10 2023

- Hệ thống giáo dục của Đại Việt qua các triều đại đã trải qua nhiều thay đổi:

1. Triều Lý (1009-1225): Triều đại Lý tạo ra hệ thống giáo dục tập trung vào việc đào tạo quan lại và nhân viên công chức. Học viện Quốc Tử Giám được thành lập để đào tạo các nhà giáo, và thi cử được sử dụng để tuyển chọn những người giỏi nhất vào quan lại.

2. Triều Trần (1225-1400): Triều đại Trần tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng của triều Lý. Văn hiến trường được xây dựng để tôn vinh các danh nhân và gia tộc có công. Sự giáo dục được coi là quan trọng trong việc duy trì và củng cố quyền lực của triều đại.

3. Triều Lê (1428-1788): Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo. Bia Tiến sĩ là biểu tượng của danh dự và uy tín trong giới học thuật và đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống giáo dục triều Lê.
- Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo và gắn kết họ với triều đình. Điều này nhằm khuyến khích học tập, tôn trọng tri thức và đạo đức, và tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục của Đại Việt.

- Văn Miếu Quốc Tử Gíam (hay Văn Miếu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt. Nó là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đào tạo và cử những người xuất chúng vào triều đình. Văn Miếu không chỉ là địa điểm để tổ chức thi cử mà còn là nơi lưu giữ các bia ghi danh công lao và thành tựu của các nhà giáo. Nó không chỉ tôn vinh học vấn mà còn góp phần xây dựng và gìn giữ văn minh và truyền thống văn hóa của Đại Việt.

12 tháng 10 2023

loading...
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long An Nam đô hộ phủ, thế kỉ VII) qua thời Đinh, Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê sơ…

- Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

24 tháng 10 2023

- Truyền bá kiến thức và văn hóa: Giáo dục giúp truyền bá kiến thức và văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở Đại Việt, các trường học và đền đài tạo điều kiện cho việc học hành và thực hành văn hóa truyền thống như văn chương, âm nhạc, và tôn giáo.

- Đào tạo lãnh đạo và quản lý: Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các lãnh đạo và quản lý cho triều đình và hệ thống chính trị Đại Việt. Các trường học dạy cho các tầng lớp quý tộc kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào việc quản lý quốc gia.

- Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa: Giáo dục giúp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, và văn hóa truyền thống của Đại Việt. Các trường học giúp duy trì và phát triển ngôn ngữ Hán và Nôm, cùng với việc học văn chương và thơ ca truyền thống.

- Khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo: Giáo dục khuyến khích sự nghiên cứu và sáng tạo trong các lĩnh vực như khoa học, văn học, và nghệ thuật. Điều này đã đóng góp vào sự phát triển của tri thức và nền văn minh Đại Việt.

- Xây dựng giá trị và đạo đức: Giáo dục giúp xây dựng các giá trị và đạo đức trong xã hội. Các trường học thường dạy về đạo đức và đạo đức con người, góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và tôn trọng.

- Tạo cơ hội cho mọi người: Giáo dục có thể tạo cơ hội cho mọi người, bất kể tầng lớp xã hội hay nguồn gốc. Việc học hành và đào tạo cho phép mọi người có cơ hội phát triển tài năng và đóng góp cho xã hội.

-> Giáo dục đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt bằng cách truyền bá kiến thức, bảo tồn và phát triển văn hóa, đào tạo lãnh đạo, và khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu.

19 tháng 9 2023

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước.

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

19 tháng 9 2023

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến...
Đọc tiếp

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? 

Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

 

 

6
23 tháng 3 2018

đúng rồi nhưng thêm nha:

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
 

Tớ không nghĩ là cậu viết.

Bài này tớ thấy trên mạng rồi.

Nhưng như thế này cũng tạm ổn. 

Học tốt ^^

15 tháng 7 2021

Tham Khảo !

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.​

15 tháng 7 2021

Tham khảo:

 

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.

 

Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ lâu đời và được trao truyền qua nhiều thế hệ.
- Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học, đề cao giá trị của tri thức.
- Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho con người hoàn thiện về nhân cách, giúp cho quê hương, đất nước phát triển hưng thịnh.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.

18 tháng 12 2023

Ya