Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung bao quát: Vào một buổi chiều sương mờ mịt, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình kể lại câu chuyện đi biển cùng một nhóm bạn chài. Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, họ đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.
- Nhận xét cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Cho người đọc hiểu về bối cảnh thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
Tác dụng: làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác.
=> Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.
- Nhan đề của văn bản là sự kết hợp của hai danh từ: dấu ấn và Hồ Khanh. Từ nhan đề văn bản, người đọc biết được nội dung chính của văn bản là nói về những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.
- Theo em, việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin phải đảm bảo yêu cầu cơ bản: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung của văn bản.
Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “Loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản hoàn toàn nhằm mục đích châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.
– Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, hòa tâm hồn mình vào thiên nhiên, đất trời.
– Cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:
+ Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh trăng vàng.
+ Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
Văn bản | Nội dung chính |
Quang Trung đại phá quân Thanh | Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh. |
Đánh nhau với cối xay gió | Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội. |
Bên bờ Thiên Mạc | Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. |
=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b.
- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
Tham khảo!
Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
a.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.
- Về luật: Luật trắc
- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6
b. 3 phần
- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi
- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
c.
- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
Đoạn văn tham khảo
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
- Nhan đề bài thơ “Ta đi tới” thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
+ Nhan đề thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.
+ Nhan đề vừa ngợi ca chiến thắng, niềm tự hào, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.
=> Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.