K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân sâu xa

+ Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các nước đế quốc, trong đó mâu thuẫn lớn nhất liên quan đến vấn đề thị trường và thuộc địa.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: phe Liên minh gồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a (1882) và phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907). Cả hai khối đều ráo riết chuẩn bị chiến tranh để tranh giành thuộc địa.

- Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

-Xuất phát từ sự phát triển ko đồng đều giữa các nước tư bản. Bên thì có quá nhiều thuộc địa(Đế quốc gia Anh,Pháp,Mĩ), bên thì có quá ít thuộc địa(Ý, Đức, Áo-Hung)

-Hai khối quân sự đối lập hình thành bao gồm Phe Liên Minh(Đức-Ý-Áo Hung) và Phe Hiệp ước(Anh,Pháp,Liên Xô)

-28-6-1914: hoàng tử Serbia bị ám sát

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

14 tháng 9 2023

Nguyên nhân bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu

+ Chính trị: Bộ máy quan lại cồng kềnh, tham nhũng

+ Kinh tế: Ruộng của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm, chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề

+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội với chính quyền phong kiến dâng cao

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa

19 tháng 5 2021

1,

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau. + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

2,

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I –ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa ->”bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới. ... Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.

19 tháng 5 2021

1

Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Kết quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.

# Tham khảo :

* Giống nhau :

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa , khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

* Khác nhau:

- Chiến tranh thế giới thứ 1 : do thái tử Áo - Hung bị ám sát .

- Chiến tranh thế giới thứ 2: do chính sách thỏa hiệp của khối tư bản anh-Pháp - Mĩ đối với Đức .

21 tháng 12 2020

Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau.

  + Khối Liên minh gồm : Đức, Áo - Hung, Italia ra đời năm 1882.

  + Khối Hiệp ước gồm ba nước : Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

- Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

Duyên cớ:

Từ năm 1912, tình hình ở bán đảo Ban-căng trở nên căng thẳng. Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội này gây chiến tranh.

Kết quả:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra nhiều tai họa cho nhân loại:

  + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

  + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy

  + Số tiền các nước nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la.

- Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bạt nhất là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết, đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong cực diện chính trị thế giới.

21 tháng 12 2020

Nguyên nhân

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau.

  + Khối Liên minh gồm : Đức, Áo - Hung, Italia ra đời năm 1882.

  + Khối Hiệp ước gồm ba nước : Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

- Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

Duyên cớ

Từ năm 1912, tình hình ở bán đảo Ban-căng trở nên căng thẳng. Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội này gây chiến tranh.

Kết quả

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra nhiều tai họa cho nhân loại:

  + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

  + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy

  + Số tiền các nước nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la.

- Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bạt nhất là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết, đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong cực diện chính trị thế giới.

28 tháng 12 2022

Nuyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918):

+ Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản làm thay đổi lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.

15 tháng 4 2021

tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

 

15 tháng 4 2021

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới: ... - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.