Em sẽ có cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm xúc khi được mẹ khen: Vui vẻ, tích cực, thoải mái, tự tin,...
Cảm xúc khi bị mắng: Sợ sệt, buồn bã, lo lắng, tiêu cực, tự ti, buồn chán,...
Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
- Lúc em nhận được 10 điểm bài kiểm tra, em vui đến mức không tin nó là thật, từ một cảm xúc bồi hồi lo lắng, em đã vờ oà và phải hít thở sâu nhiều lần để bình tĩn lại
- Tình huống 1: Em sẽ đồng tình với các xử lí của chị và cùng chị tái chế chiếc quần thành chiếc túi. Vì nó rất tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Từ nay về sau, em cũng sẽ như chị, học được cách tiết kiệm.
- Tình huống 2: Em sẽ không đồng ý. Vì nhà hàng buôn bán thực phẩm làm từ các động vật cần được bảo tồn như vịt trời, chim trời, thú rừng,… Việc ủng hộ nhà hàng chính là tiếp tay cho việc săn bắt các động vật quý hiếm. Chúng ta cần phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã.
Nếu em là bạn gái trong tình huống sau, em sẽ bày tỏ tình cảm và sự quan tâm đối với bố như thế nào?
Nếu em là bạn gái trong tình huống đó, em sẽ chúc mừng và động viên bố trong công việc: “Chúc mừng bố của con. Chúc bố luôn cố gắng nỗ lực và đạt được nhiều thành công trong công việc hơn nữa ạ!”
a) Nam có thể có những cách ứng xử sau:
- Đỡ bạn nữ dậy hỏi thăm và xin lỗi bạn đó.
- Coi như không có gì và chơi tiếp.
Nếu em là Nam em sẽ chọn phương án một là đỡ bạn nữ dậy rồi hỏi thăm và xin lỗi bạn nữ đó. Điều đó thể hiện được phép lịch sự của mình.
b) Hoa có những cách ứng xử sau:
- Kệ Minh và không thông báo gì cả, việc nhà quan trọng hơn.
- Thông báo cho Minh là gia đình có việc bận đột xuất nên không thể đến chung vui được và xin lỗi.
Nếu em là Hoa em sẽ chọn phương án hai bởi điều đó thể hiện được sự tôn trọng của Hoa với Minh.
Trong trường hợp này em sẽ gọi em trai dậy, xong rồi đưa em đến bàn học và tắt đèn học, dặn em lần sau cần tắt đèn bàn, đưa em sang chỗ TV để tắt đi, dặn em lần sau không xem TV thì không bật. Nhắc em đây là những hành động tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường đồng thời tiết kiệm một khoản tiền cho gia đình. Sau đó em sẽ cất cặp sách, chơi cùng em trai.
- Tình huống 1: Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì em đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa đối với bố
- Tình huống 2: Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn và vô cùng tức giận
- Tình huống 3: Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh em sẽ cảm thấy mệt, tức giận, lo sợ
- Tình huống 4: Khi em được khen ngợi em cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc