K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

dài vậy

 

1 tháng 8 2021

Câu 30: Cho câu văn sau: “Mặt trời nhú lên dần dần,rồi lên cho kì hết.”,vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

 a.Động từ;

 b.Cụm động từ;

 c.Tính từ;

 d.Cụm tính từ.

 

     Câu 31: Vị ngữ của câu trên trả lời cho câu hỏi nào?

 a.Làm gì?

 b.Làm sao?

 c.Là gì?

 d.Như thế nào?

 

     Câu 32: Câu trên có mấy vị ngữ?

 a.1 vị ngữ;

 b.2 vị ngữ;

 c.3 vị ngữ;

 d.4 vị ngữ.

 

     Câu 33: Từ nào có thể thay thế cho từ “nhú lên” trong câu văn trên?

 a.Vùng lên;

 b.Nhô lên;

 c.Tiến lên;

 d.Trỗi dậy.

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.Câu 1. Đoạn văn sau đã sử dụng mấy câu rút gọn: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”(Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)?A. Một B. Hai C. Ba D. BốnCâu 2. Câu đặc biệt nào sau đây thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng?A. Chao ôi! B. Hỡi ơi! C. Lại một đợt...
Đọc tiếp

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.

Câu 1. Đoạn văn sau đã sử dụng mấy câu rút gọn: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”(Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 2. Câu đặc biệt nào sau đây thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng?

A. Chao ôi! B. Hỡi ơi! C. Lại một đợt bom. D. Gần một giờ đêm.

Câu 3. Dòng nào không phải là trạng ngữ trong câu: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” (Trích “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới)

A. Dưới bóng tre xanh B. Đã từ lâu đời C. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời D. Người dân cày Việt Nam

Câu 4. Trong các câu sau câu nào là câu chủ động?

A. Mọi người yêu mến em. B. Ngôi nhà ấy vừa hoàn thành. C. Cả lớp em được nhà trường khen. D. Quyển sách được viết xong năm 1990.

Câu 5. Việc rút gọn thành phần chủ ngữ trong câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” nhằm mục đích

A. làm cho câu gọn hơn. B. thông tin được nhanh hơn. C. tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. D. ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.

Câu 6. Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”( Nam Cao)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 7. Câu văn: “Sản phẩm này khách hàng rất ưa chuộng.” là câu gì? A. Câu chủ động B. Câu bị động C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt

Câu 8. Câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian là:

A. Ngoài sân, học sinh đang nô đùa. B. Bằng chiếc xe đạp cũ, nó đến trường. C. Mùa xuân,cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học giỏi. Giúp vs ạ

2
3 tháng 3 2022

1, A

2, C

3, D

4, A

5, D

6, C

7, B

8, C

3 tháng 3 2022

1. A, 2.C, 3.D, 4.A, 5.D, 6.B, 7.B, 8.C

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : - Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung...
Đọc tiếp

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : 

- Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?

- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?

- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung cảnh quanh cái giếng để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

- Cách so sánh cảnh sinh hoạt ở giếng đảo : "Vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn một các chợ trong đất liền" gợi cho em cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây?

- Từ việc đọc văn bản trên, hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên ở thành phố quê hương em.

2
9 tháng 4 2020

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian

* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :

- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống

- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):

- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo

- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ

-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):

Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân

- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình

- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

26 tháng 4 2021

woww

 

6 tháng 5 2021

bạn ghi rõ ra đoạn văn ra

18 tháng 5 2021

ẩn dụ hoặc hoán dụ

18 tháng 5 2021

hoán dụ

5 tháng 7 2020

a)An du , so sanh 

b)Mat troi\(/\)nhu lendan dan...

18 tháng 5 2021

 

Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ

 

18 tháng 5 2021

Ẩn dụ và so sánh chắc vậy