K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2022

viết bài văn cho bn ko tra mạng ngày mai cx chx xong=))

8 tháng 5 2022

:D

5 tháng 5 2021

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

Tham khảo:

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần có rất nhiều đức tính: trung thực, thật thà, hiếu thảo, biết tự trọng,… Và đức tính không thể thiếu đó chính là lòng dũng cảm. Vậy lòng dũng cảm là gì? Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm.

Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện...Tại sao mỗi chúng ta lại cần có lòng dũng cảm? Vâng, hẳn ai cũng có sẵn cho mình những câu trả lời thích đáng. Cuộc sống vốn không bằng phẳng, đường đời vốn không phải lúc nào cũng trải hoa hồng đón bước ta đi. Trước những khó khăn thử thách, những vật cản ngăn bước ta đi, lòng dũng cảm trở thành một nguồn sức mạnh nội sinh, một nhân tố quyết định cuộc đời mỗi người thành hay bại. Chắc hẳn chưa ai chưa từng nghe qua cái tên Walt Disney.

Xuất phát điểm từ một người con trong một gia đình nghèo khó, trải qua nhiều lần thất bại trong việc thành lập hãng phim hoạt hình cho riêng mình những ông không hề từ bỏ, chấp nhận “ được ăn cả ngã về không” và cuối cùng đã thành lập được một hãng phim mang tên mình nổi danh khắp thế giới với những tác phẩm tuyệt vời. Lòng dũng cảm ở con người ấy là dũng cảm trước những khó khăn của cuộc sống, là không sợ thất bại và phải đương đầu với thất bại. Hơn thế nữa, sống là kết nối. Chúng ta không thể chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Và một trong những cách thức hữu hiệu nhất để kết nối là trao đi yêu thương và bảo vệ lẽ phải. Cuộc sống vốn mang trong nó những nghịch lí trái chiều.

Có khi công lí, lẽ phải và cái thiện bị lấn át bởi cái ác, cái xấu, cái bất nhất và những quan niệm cổ hủ, vô nhân bản. Dũng cảm để nhận ra cái xấu xa đang len lỏi vào đời sống. Dũng cảm để đứng lên tố cáo cái xấu để bảo vệ cái tốt cái thiện. Dũng cảm để mang đến một cuộc sống nhân loại ngày càng văn minh và hạnh phúc hơn. Trong bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ “ Cô dâu 8 tuổi”, đạo diễn của bộ phim đã lên án tố cáo tục lệ tảo hôn ở những vùng nông thôn lạc hậu trên đất nước này. Chính vì lẽ đó mà khi được công chiếu, bộ phim đã nhận phải bao chỉ trích của chế độ bảo thủ lạc hậu ở những vùng nông thôn còn nghèo khổ đó. Những người làm phim đã không ngại những lời chỉ trích trái chiều của dư luận, nêu ra một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội Ấn Độ, từ đó gióng một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người tự giải thoát mình khỏi những hủ tục lạc hậu để đến gần với văn minh nhân loại.

Ở đây, lòng dũng cảm hòng kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Dũng cảm để đấu tranh chống lại cái khó, cái ác, song dũng cảm cũng còn là dám đối mặt với chính những thiếu sót của bản thân, vượt lên chính mình. Khi mắc lỗi, người dũng cảm là người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình, để hoàn thiện bản thân. Tóm lại lòng dũng cảm là một đức tính quý báu của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải biết sống ngay thẳng, thật thà, cần rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp thêm cho lòng dũng cảm của mình.