K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2023

Làng Sen thuộc xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) 

9 tháng 4 2023

NAM ĐÀN,NGHỆ AN

QUÊ BÁC HỒ

Bài 1. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá                                            Anh với tôi đôi người xa lạ                                            Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau                                           Súng bên súng đầu sát bên...
Đọc tiếp

Bài 1. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua

                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
                                            Anh với tôi đôi người xa lạ
                                            Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
                                           Súng bên súng đầu sát bên đầu,
                                           Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
                                           Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

a.     Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b.    Xác định PTBĐ và nội dung chính của đoạn thơ.

c.     Tìm các thành ngữ có trong đoạn thơ, giải thích ý nghĩa của các thành ngữ đó

d.    Từ "đôi" trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Từ này được nhắc lại mấy lần? chỉ ra dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại từ "đôi" trong đoạn thơ? Có thể thay từ "đôi" bằng từ "hai" được không? Tại sao?

e.     Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

f.      Em hiểu thế nào là "tri kỉ". Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy cũng có từ "tri kỉ" giống câu thơ trên. Em hãy chép chính xác câu thơ đó. cách sử dụng từ "tri kỉ" trong hai bài thơ có gì giống và khác nhau?

g.     Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh. 

h.    Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 10 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

 

 

0
18 tháng 8 2021

a) Vì sao trái đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh

→ Tác dụng: Thể hiện tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Bác Hồ

b) Sen tàn, cúc lại nở hoa

    Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

→ sen - mùa hạ, cúc - mùa thu

→ Tác dụng: Nêu lên sự tuần hoàn của bôn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, rồi lại đến mùa xuân.

18 tháng 8 2021

Tham khảo
a. Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

- Trái đất: Vật chứa đựng

- Nhân loại: Vật bị chứa đựng

→ Dùng hình ảnh Trái Đất để tượng trưng cho nhân loại → Muốn nói cả thế giới loài người luôn mãi nhớ ghi tới ơn nghĩa của Người và không bao giờ quên ơn Bác 

b. Phép hoán dụ: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

- Sen: mùa hạ 
- Cúc: mùa thu
→ Diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị → Vì mang nặng nỗi sầu nên tác giả thấy thời gian trôi qua nhanh, chớp cái hết xuân rồi hết hạ.
25 tháng 7 2021

xin lỗi nhé 

Đề văn trên thuộc loại đề gì?

=> đề văn nghị luận chứng minh

25 tháng 7 2021

Tham khảo

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này?

=> Lời khuyên của Bác qua hai dòng thơ:

Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.

Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.

Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.

Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.

Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.

=> Trong bốn mùa của đất nướcmùa xuân có khí hậu ấm áp, ôn hòa,  mưa xuân lất phất khiến đất đai tươi tốt, cây cối đâm chồi, nảy lộc xanh tươi. Do đó, mùa xuân là mùa thích hợp cho cây trồng phát triển.

Đề văn trên thuộc loại đề gì?

=> đề lạ thế chưa nghe bao h

23 tháng 10 2018

 Chọn đáp án: D

20 tháng 7 2018

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Chính Hữu,tên khai sinh Trần Đình Đắc(1926-2007), quê:Can Lộc,Hà Tĩnh.

- 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mỹ.

- 1947,ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.

- 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966), Ngọn đèn đứng gác….

Tác phẩm

- Sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.

- Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

II. Đọc – hiểu văn bản

  • Tìm hiểu chung:
  • - Thể thơ: Tự do – câu ngắn dài đan xen (20 câu thơ)
  • - Cảm xúc bao trùm: “Đồng chí” là bài ca về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng và hình ảnh người lính Cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
  • - Bố cục: 3 phần

+ Bảy câu thơ đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.

  • Tìm hiểu chi tiết:

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:

a,Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

- Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

ð     Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

- Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

ð     Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích,lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

-         Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng  của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

- Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

ð     Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

*Câu hỏi 1: Dòng thứ bảy  của bài thơ có gì đặc biệt?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời: - Dòng thơ thứ bảy  trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại. Hai tiếng “Đống chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh. Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

- Hai chữ “mặc kệ” => Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa:

“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.

- Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.

- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.

b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:

- Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”.

ð     Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

-         Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

3. Biểu tượng của tình đồng chí:

*Câu hỏi: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.

Trả lời:

Đoạn văn:

 Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                                                        Đầu súng trăng treo”.

Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ. Đêm khuya,nơi rừng hoang,dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ;đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu. “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

  • Câu hỏi:Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời: Qua bài thơ về tình đồng chí, ta thấy hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính Cách mạng – anh vệ quốc Đoàn năm xưa:

- Họ xuất thân từ nông dân…

- Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

- Ở họ đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí keo sơn, gắn bó…

=> Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp người lính CM trong k/c chống Pháp “khoét nui,ngủ hầm,mưa dầm,cơm vắt” làm nên chiến thắng “lẫy lừng năm châu,chấn động địa cầu”. Tình đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân trong cuộc k/c chống Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh – những người lính cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

III. Tổng kết:

Nghệ thuật

-Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

- Hình ảnh thơ cụ thể,xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm.