K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2016

Ôi trời thế thì viết đến bao giờ! Khi nào bạn bảo ai chụp rồi gửi cho

7 tháng 5 2019

CÔNG NGHỆ LỚP 6

CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH

Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể

Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Ăn no đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể.

Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?

Bảo quản chất dinh dưỡng để chất dinh dưỡng ko bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến).

Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?

  • Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
  • Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
  • An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.

Câu 4. Nêu 2 nhóm nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến vi khuẩn?

  •  Ở 100oC: đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
  • Từ 0oC – 37oC đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng.

Câu 5: Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

  • Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
  • Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.
  • Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,…).
  • Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.

Câu 6: Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?

  • Rửa tay sạch trước khi ăn
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Rửa kỹ thực phẩm
  • Nấu chín thực phẩm
  • Đậy thức ăn cẩn thận
  • Bảo quản thức ăn chu đáo

Câu 7: Cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm độc?

  • Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoại tây mọc mầm, nấm lạ,…
  • Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học.
  • Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.

Câu 8: Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm

  • Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiêt: Luộc, nướng, rán, xào, ...
  • Phương pháp chế biến thực phẩm ko sử dụng nhiệt; trộn, nộm, muối dưa, ...

Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lý?

Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.

Câu 10: Nêu cách phân chia và đặc điểm các bữa ăn chính trong ngày?

- Bữa sáng:

  • Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng.
  • Bữa sáng nên ăn vừa phải.
  • Không ăn sáng có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ.

- Bữa trưa:

  •  Cần ăn bổ sung đủ chất.
  • Nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.

- Bữa tối:

  •  Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành, và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày.
  •  Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.

Câu 11: Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

  •  Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình;
  • Xem xét điều kiện tài chính của gia đình;
  • Sự cân bằng các chất dinh dưỡng;
  • Thay đổi các món ăn.

Câu 12: Cho biết cách thay đổi món ăn

  •  Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán;
  •  Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng;
  •  Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn;
  •  Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

Câu 13: Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?

  • Xây dựng thực đơn;
  • Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn;
  •  Chế biến món ăn;
  • Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.

Câu 14: Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hằng ngày

- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

  • Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn;
  •  Thực đơn phải có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn;
  • Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH

Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì?

· Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

Câu 2: Nêu các nguồn thu nhập của gia đình.

- Thu nhập bằng tiền :

 Thu nhập bằng tiền của mỗi gia đình được hình thành từ các nguồn khác nhau.

- Thu nhập bằng hiện vật :

 Tùy theo địa phương mà các hộ gia đình thu nhập bằng hiện vật do mình làm ra như thủy sản, gia cầm, gia súc,... các loại nông sản, rau củ, quả và các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ như may mặc, mây tre đan, thêu ren,…

Câu 3: Chi tiêu của gia đình là gì?

Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.

Câu 4: Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình?

Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.

Câu 5: Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch?

Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí theo 3 trường hợp sau:

  • Rất cần: bệnh nặng, nhà ở, ăn, mặc, học tập …
  • Cần: như trên
  • Chưa cần hoặc không cần: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, laptop, giường nệm, quần áo mới hoặc rẻ tiền, hạ giá,…
7 tháng 5 2019

SINH LỚP 6

Câu 1: Khái niệm vi sinh vật? Đặc điểm chung của VSV?

  • Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ (đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2m) hoặc nhân thực (đường kính tế bào khoảng 10 – 100m), một số là tập hợp đơn bào.
  • Đặc điểm chung: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.

Câu 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng

Các loại môi trường cơ bản:

  • Môi trường tự nhiên là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.
  • Môi trường tổng hợp là môi trường trong đó các chất đều đã biết t/p hóa học và số lượng.
  • Môi trường bán tổng hợp là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng.

Các kiểu dinh dưỡng:

Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 3: Trình bày quá trình hô hấp và lên men.

  • Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
  • Môi trường có oxi thì thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí, môi trường không có oxi thì thực hiện quá trình lên men hoặc hô hấp kị khí.

So sánh quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men:

 Hô hấp kị khíHô hấp hiếu khí Lên men
Khái niệmLà quá trình phân giải cacbohiđrat.Là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ.Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim.
Điều kiện xảy ra Không có oxiCó oxi Không có oxi
Nơi diễn raMàng sinh chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thựcTrong tế bào chất
Chất nhận điện tửCác phân tử vô cơOxiCác phân tử vô cơ
Sản phẩmATPCO2, H2O và ATP Rượu, giấm, axit lac

BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Câu 1: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Thời gian thế hệ là gì?

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó được phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g):

Nt = No. 2n

Câu 2: Thế nào là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy liên tục?

Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

Quần thể VK trong nuôi cấy ko liên tục gồm 4 pha:

  • Pha tiềm phát (pha lag): VK thích nghi vs môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim hình thành để phân giải cơ chất.
  • Pha lũy thừa (pha log): VK sinh trưởng vs tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
  • Pha cân bằng: Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
  • Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

7 tháng 5 2019

Chờ 1 xíu.................

Đề cương Sinh:

Câu 1: Đặc điểm phân biệt  lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm. Mỗi lớp cho 2 vì dụ.

Câu 2: Nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm? Khi gieo trồng muốn cho hạt nảy mầm tốt cần thực hiện những thao tác nào?

Câu 3: Trình bày vai trò của quả và hạt đối với đời sống con người?

Câu 4: Nêu đặc điểm chung của tảo? Vai trò của tảo đối với đời sống con người?

Câu 5: Nêu đặc điểm về đời sống và cơ quan sinh dưỡng của rêu?

Câu 6: So sánh đặc điểm của rêu và dương xỉ?

Câu 7: Trình bày cơ quan sinh sản của cây thông? (cái này khỏi cần soạn, cô thêm câu này vào đề cương và nói thế)

Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.

Câu 9: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

Câu 10: Trình bày vai trò của thực vật đối vs con người?

Câu 12: Vi khuẩn có vai trò gì?

Đề cương Công nghệ:

Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?

Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?

Câu 4. Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

Câu 5. Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm tại gia đình?

Câu 6. Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm

Câu 7. Thế nào là bữa ăn hợp lý?

Câu 8. Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.

Câu 9. Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?

Câu 10. Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?

Câu 12. Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình? Nêu biện pháp?

Đề cương Địa:

Câu 1. Kể tên và nêu công dụng của khoáng sản năng lượng.

Câu 2. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Kể tên các tầng của lớp vỏ khí và nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.

Câu 3. Phân biệt các khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa.

Câu 4. Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Câu 5. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí?

Câu 6. Nắm các khái niệm về hệ thống sông lưu vực sông.

Câu 7. Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Câu 8. Trình bày quá trình hình thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ là:

- Lau chùi nhà cửa kết hợp quát dọn thường xuyên.

- Luôn luôn để đồ, để vật đúng nơi đặt nó.

- Cọ rửa các vật dụng chứa nước trong gia đình.

- Phát quang cỏ cây quanh nhà.

25 tháng 3 2023

chắc là cây

 

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

Đề cương ôn tập công nghệ 8 2022-2023 Câu 1: Khổ giấy A4 được quy định trong TCVN 7285: 2003 là khổ giấy có kích thước ?A. 841 x 594                       B. 594 x 420.               C. 297 x 210                              D. 297 x 420Câu 2: Trên bản vẽ kĩ thuật nét liền mảnh được dùng để vẽ ?A. Đường tâm, đường trục.     C. Đường kích thước, đường gióng.B. Đường bao thấy.                  D. Đường bao khuất.Câu...
Đọc tiếp

Đề cương ôn tập công nghệ 8 2022-2023

 

Câu 1: Khổ giấy A4 được quy định trong TCVN 7285: 2003 là khổ giấy có kích thước ?

A. 841 x 594                       B. 594 x 420.               C. 297 x 210                              D. 297 x 420

Câu 2: Trên bản vẽ kĩ thuật nét liền mảnh được dùng để vẽ ?

A. Đường tâm, đường trục.     C. Đường kích thước, đường gióng.

B. Đường bao thấy.                  D. Đường bao khuất.

Câu 3: Trên bản vẽ kĩ thuật có ghi (Tỉ lệ 1:2) đó là tỉ lệ nào?

A.Tỉ lệ phóng to.       B.Tỉ lệ thu nhỏ.        C. . Tỉ lệ giữ nguyên.        D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng nào sau đây ?

A. Mặt phẳng nằm ngang.     B. Mặt phẳng bên trái.     C. Mặt phẳng bên phải.   D. Mặt phẳng chính diện.

Câu 5: Kim tự tháp là một khối đa diện thuộc hình ?

A.Hình nón cụt.        B.Hình chóp đều.           C. Hình nón.             D. Hình lăng trụ đều.

Câu 6: Trên một bản vẽ có 3 hình chiếu là hình chữ nhật, đó là bản vẽ của khối hình nào ?

A. Hình lăng trụ đều.     B. Hình chóp đều.     C. Hình hộp chữ nhật.               D. Hình trụ.

Câu 7: Nội dung của một bản vẽ chi tiết bao gồm ?

A. Hình biểu diễn.                                                   B. Kích thước, khung tên.  

C. Hình biểu diễn, Yêu cầu kĩ thuật.                       D. Bao gồm cả B và C.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về trình tự đọc bản vẽ chi tiết ?

          A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.

B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật

C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật

Câu 9: Bản vẽ lắp được dùng để làm gì ?

A.Chế tạo và kiểm tra sản phẩm.                                               C. Lắp ráp và kiểm tra sản phẩm.

B.Dùng trong thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.  D. Thiết kế và sử dụng sản phẩm..

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về trình tự đọc bản vẽ lắp ?

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.

B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, tổng hợp.

C. Hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.

D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.

Câu 11: Trong nội dung của một bản vẽ nhà bao gồm những hình biểu diễn nào ?

A. Mặt đứng.      B. Mặt bằng.       C. Mặt cắt.             D. Tất cả các ý trên.

Câu 12: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật         B. Bảng kê        C. Kích thước            D. Khung tên

Câu 13: Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết ?

A. Hình biểu diễn       B. Yêu cầu kĩ thuật         C. Kích thước               D. Khung tên

Câu 14: Nội dung cần hiểu khi đọc các bộ phận của bản vẽ nhà cho ta biết ?

A.Số phòng, chiều cao ngôi nhà.     C. Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ và các bộ phận khác của ngôi nhà.

B.Số cửa đi và số phòng.                   D. Các bộ phận khác và số phòng của ngôi nhà.

Câu 15 Từ khổ giấy A0, em hãy chia khổ giấy đó thành các khổ giấy A1, khổ giấy A2, khổ giấy A3 và khổ giấy A4 ?

Câu 16 : Bài tập về vẽ các hình chiếu của vật thể

 

2
23 tháng 10 2023

1. Khổ giấy A4 được quy định trong TCVN 7285: 2003 là khổ giấy có kích thước:
B. 594 x 420.

2. Trên bản vẽ kĩ thuật nét liền mảnh được dùng để vẽ:
B. Đường bao thấy.

3. Trên bản vẽ kĩ thuật có ghi (Tỉ lệ 1:2) đó là tỉ lệ nào?
B. Tỉ lệ thu nhỏ.

4. Mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng nào sau đây?
D. Mặt phẳng chính diện.

5. Kim tự tháp là một khối đa diện thuộc hình?
C. Hình nón.

6. Trên một bản vẽ có 3 hình chiếu là hình chữ nhật, đó là bản vẽ của khối hình nào?
C. Hình hộp chữ nhật.

7. Nội dung của một bản vẽ chi tiết bao gồm?
D. Bao gồm cả B và C.

8. Phát biểu nào sau đây đúng về trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật.

9. Bản vẽ lắp được dùng để làm gì?
B. Dùng trong thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.

10. Phát biểu nào sau đây đúng về trình tự đọc bản vẽ lắp?
 D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.

11. Trong nội dung của một bản vẽ nhà bao gồm những hình biểu diễn nào?
 D. Tất cả các ý trên.

12. So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây?
 B. Bảng kê.

13. Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?
 A. Hình biểu diễn.

14. Nội dung cần hiểu khi đọc các bộ phận của bản vẽ nhà cho ta biết?
 C. Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ và các bộ phận khác của ngôi nhà.

22 tháng 12

c này năm ngoái dính ph câu trl kia chắc xui lắm, trl tào lao gì kh

15 tháng 3 2022

cậu cần hỏi bài nào?

15 tháng 3 2022

À rồi, camon cậu :)))

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ IMÔN CÔNG NGHỆ 7Năm học 2021 – 2022Câu 1: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuậtB. Cày đấtC. Bón phân hạ phènD. Bón phân hữu cơCâu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:A. 4B. 5C. 2D. 3Câu 3: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

MÔN CÔNG NGHỆ 7

Năm học 2021 – 2022

Câu 1: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?

A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật

B. Cày đất

C. Bón phân hạ phèn

D. Bón phân hữu cơ

Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 3: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:

A. Vai trò của trồng trọt

B. Nhiệm vụ của trồng trọt

C. Chức năng của trồng trọt

D. Ý nghĩa của trồng trọt

Câu 4: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?

A. Tăng sản lượng nông sản

B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng

C. Tăng chất lượng nông sản

D. Tăng diện tích đất trồng

Câu 5: Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu

D. Cung cấp nông sản cho sản xuất

Câu 7: Đất trồng là môi trường gì?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy

B. Giúp cây đứng vững

C. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước

D. Câu B và C

Câu 8: Đất trồng là lớp bề mặt ……….. của vỏ Trái Đất.

A. Tơi xốp

B. Cứng, rắn

C. Ẩm ướt

D. Bạc màu

Câu 9: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:

A. Hai thành phần

B. Ba thành phần

C. Năm thành phần

D. Nhiều thành phần

Câu 10: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây:

A. Cung cấp nước, dinh dưỡng

B. Giữ cây đứng vững

C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững

D. Cung cấp nguồn lương thực

Câu 11: Thành phần đất trồng gồm:

A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ

B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ

C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng

D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ

Câu 12: Đặc điểm của phần khí là:

A. là không khí có ở trong khe hở của đất

B. gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ

C. có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng

D. chiếm 92 – 98%

Câu 13: Phần rắn gồm thành phần nào?

A. Chất vô cơ

B. Chất hữu cơ

C. Cả A và B

D. A hoặc B

Câu 14: Đất nào là đất trung tính:

A. pH < 6,5

B. pH > 6,5

C. pH > 7,5

D. pH = 6,6 – 7,5

Câu 15: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu?

A. pH < 6, 5

B. pH = 6, 6 - 7, 5

C. pH > 7, 5

D. pH = 7, 5

Câu 16: Đất nào giữ nước tốt?

A. Đất cát

B. Đất sét

C. Đất thịt nặng

D. Đất thịt

Câu 17: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?

A. Thành phần hữu cơ và vô cơ

B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng

C. Thành phần vô cơ

D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất

Câu 18: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?

A. Đất cát

B. Đất thịt nặng

C. Đất thịt nhẹ

D. Đất cát pha

Câu 19: Có mấy loại đất chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 20: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa

Câu 21: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc

B. Đất chua

C. Đất phèn

D. Đất mặn

Câu 22: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 23: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Câu 24: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm

Câu 25: Trong các biện pháp sau đây là biện pháp sử dụng đất hợp lý?

A. Trồng nhiều loại cây trên một đơn vị diện tích

B. Bỏ đất hoang, cách vụ

C. Sử dụng đất không cải tạo

D. Chọn cây trồng phù hợp với đất

Câu 26: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất phèn

B. Đất chua

C. Đất đồi dốc

D. Đất xám bạc màu

Câu 27: Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây?

A. Thâm canh tăng vụ

B. Không bỏ đất hoang

C. Chọn cây trồng phù hợp với đất

D. Làm ruộng bậc thang

Câu 28: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?

A. Đạm, kali, vôi

B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác

C. Phân xanh, phân kali

D. Phân chuồng, kali

Câu 29: Các loại phân sau đây, loại nào là phân hóa học?

A. Phân bắc

B. Phân vi lượng

C. Phân chuồng

D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm

Câu 30: Phân bón có tác dụng gì?

A. Tăng năng suất

B. Tăng chất lượng, tăng năng suất, tăng độ phì nhiêu cho đất

C. Tăng chất lượng, tăng các vụ gieo trồng trong năm

D. Đáp án khác

Câu 31: Phân bón không có tác dụng nào sau đây?

A. Diệt trừ cỏ dại

B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tăng chất lượng nông sản

D. Tăng độ phì nhiêu của đất

Câu 32: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón:

A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng

B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali

C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh

D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh

Câu 33: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

A. Bón phân làm cho đất thoáng khí

B. Bón phân nhiều năng suất cao

C. Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt

D. Bón phân hợp lí, cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt

Câu 34: Phân bón là gì?

A. Phân bón là "thức ăn" do con người cung cấp cho cây trồng

B. Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng

C. Phân bón là "phân bón" do con người cung cấp cho cây trồng

D. Phân bón là "phân bón" do con người bổ sung cho cây trồng

Câu 35: Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hữu cơ?

A. Than bùn

B. Than đá

C. Phân chuồng

D. Phân xanh

Câu 36: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí?

A. Mưa lũ

B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

C. Mưa rào

D. Nắng nóng

Câu 37: Bảo quản đạm Urê bằng cách nào?

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên

B. Để nơi khô ráo

C. Đậy kín, để đâu cũng được

D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát

Câu 38: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm

B. Phân xanh, phân kali, phân NPK

C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng

D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh

Câu 39: Bón thúc là cách bón như thế nào?

A. Bón 1 lần

B. Bón nhiều lần

C. Bón trước khi gieo trồng

D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây

Câu 40: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào?

A. Bón theo hốc

B. Bón theo hàng

C. Bón vãi

D. Phun lên lá

Đáp án câu hỏi ôn tập Công nghệ 7 giữa kì 1

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

1

A

15

C

29

B

2

A

16

B

30

B

3

A

17

D

31

A

4

D

18

A

32

D

5

A

19

B

33

D

6

C

20

C

34

B

7

D

21

B

35

B

8

A

22

A

36

B

9

B

23

D

37

D

10

C

24

D

38

C

11

C

25

D

39

D

12

A

26

A

40

B

13

C

27

D

 

14

D

28

B

 

........................

Để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi giữa kì 1 lớp 7 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương để nắm được những nội dung chính quan trọng, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để có thể làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, cũng như nắm được cấu trúc thường có trong đề thi. Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 7, VnDoc giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, được sưu tầm từ các trường THCS trên cả nước, sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.

Ngoài Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 năm học 2021 - 2022, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 tại đây: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

 

3
17 tháng 11 2021

Chia nhỏ ra !

17 tháng 11 2021

có đáp án rồi mà bn! :>!