viết bài văn (500-600 chữ) trình bày cảm nhận về:'dân chài lưới làn...trong thớ vỏ'
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.
Tham khảo
Câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc/ Con không cha như nòng nọc đứt đuôi" là câu tục ngữ đúng đắn và sâu sắc để nói về vai trò của người cha trong cuộc sống của mỗi người con. Thật vậy, Với hình ảnh so sánh "như nhà có nóc", tác giả dân gian đã diễn tả sinh động, gợi hình, gợi cảm, chân thực vai trò của người cha trong cuộc sống của con. Đó là cha chính là nóc nhà, là mái nhà chở che cho ngôi nhà, cho cuộc sống của con luôn được bình an trước sóng gió ngoài kia. Ngược lại, hình ảnh so sánh "như nòng nọc đứt đuôi" cũng đã diễn tả chân thực, gợi hình, gợi cảm việc con không có cha. Khi con không có cha thì việc đó cũng giống như nòng nọc không có đuôi, rất khó khăn và vất vả để sống và tồn tại. Cùng với mẹ, cha là người nuôi dưỡng, chở che và đóng vai trò quan trọng cho quá trình lớn lên và trưởng thành của mỗi người con. Cha luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất và nhận lấy hộ ta những điều giông bão, sóng gió trong cuộc sống này. Tóm lại, câu tục ngữ dù ngắn gọn đã diễn tả được vai trò quan trọng của người cha trong cuộc sống của chúng ta. Từ đó, mỗi người con ý thức được sự hiếu thảo và báo đáp dành cho cha mẹ của mình.
Tham Khảo
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.
tham khảo:
Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, một nhà văn được các bạn thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Chương một của truyện chính là tác phẩm “Bài học học đường đời đầu tiên”, chuyện đã khắc họa rất rõ nhân vật Dế Mèn và bài học sâu sắc mà Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt. Có thể nói, Dế Choắt không phải là nhân vật chính nhưng đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong chuyện.
Dế Choắt hiện lên qua lời kể của chính nhân vật Dế Mèn, cách kể của Dế Mèn khiến cho người đọc có cái nhìn chân thực và sinh động hơn về chú dế này, bởi cách một con dế kể về đồng loại với mình sẽ chân thực và cụ thể nhất. Dế Choắt là hàng xóm của Dế Mèn, và cái tên Dế Choắt cũng không phải là tên thực của chú bởi nó chỉ là tên mà Dế Mèn tự đặt, tự gọi theo cách chế giễu và “trịch thượng” như thế.
Hẳn phải có điều gì ở Dế Choắt nên Dế Mèn mới gọi Dế Choắt theo cách gọi đầy mỉa mai chế giễu như thế, và đúng là như vậy, Dế Choắt tuy cũng trạc tuổi với Dế Mèn nhưng trong con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt lại yếu đuối, cái yếu đuối do bẩm sinh. Bởi vậy mà Dế Mèn coi thường Dế Choắt, chính Dế Choắt cũng sợ Dế Mèn. Cách sử dụng từ ngữ miêu tả của Dế Mèn đối với Dế Choắt cũng chứa đựng sự dè bỉu, chế giễu, nhưng có lẽ đó cũng chính là bộ dạng chân thật nhất của Dế Choắt.
Chú dế này có dáng người gầy gò, dày lêu nghêu “như một gã nghiện thuốc phiện”, mặc dù đã tới tuổi thanh niên nhưng cánh vẫn chưa dài, “ngắn củn đến giữa lưng”, hở cả mạng sườn “như người cởi trần mặc áo gi-lê”. Dế Choắt quả vừa gầy lại ốm yếu, chậm phát triển, lại thêm vẻ xấu xí của đôi càng “bè bè, nặng nề”, râu ria ngắn cũn, cụt còn có một mẩu, dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Hang của Dế Choắt không được sâu như những chú dế khác, chính bởi chú ốm yếu quá, sao có sức khỏe để đào được một cái hang sâu. Dù cho Dế Mèn có chê trách, chê bai hay rủa cho vui miệng thì Dế Choắt cũng đành chịu, chỉ đành than thở sức mình hèn kém, quả thật ta thấy chú Dế Choắt này đáng thương và tội nghiệp làm sao.
Dế Choắt có ý nhờ vả Dế Mèn lúc hoạn nạn, nhưng sự cầu thỉnh của Dế Choắt đã bị Dế Mèn từ chối. Dế Mèn với bản tính ngông cuồng và ngang ngược, hung hăng, Dế Mèn đã trêu trọc chị Cốc, Dế Mèn thì tinh ranh, chẳng lo sợ chị Cốc trả thù, thế nhưng đâu có ngờ rằng, Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả từ trò trêu trọc của Dế Mèn.
Dế Choắt đã thiệt mạng một cách oan uổng, cái chết của Dế Choắt đã giúp cho Dế Mèn nhận ra được bài học nhớ đời, trong lúc thoi thóp hơi thở cuối cùng, Dế Choắt không hề trách móc Dế Mèn, ngược lại chỉ chấp nhận sự ốm yếu của mình, đưa ra lời khuyên cho Dế Mèn, để Dế Mèn tránh được hậu quả về sau: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.
Từ một chú dế hung hăng, kiêu căng, không coi ai ra gì, Dế Mèn đã nhận ra được bài học thấm thía sau cái chết của Dế Choắt. Sự xuất hiện của Dế Choắt vừa làm rõ bản tính của Dế Mèn, lại vừa giúp cho Dế Mèn nhận ra được thói xấu của mình, Dế Choắt cũng chính là nguyên nhân để Dế Mèn thay đổi suy nghĩ để sống tốt hơn.
Em tham khảo:
Bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ “ni, bên” là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân “Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh “phất phơ” vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.
Tham khảo :
Bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.
* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn
=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn
=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.
- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.
+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.
+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.
b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.
- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.
Em tham khảo:
Hoa anh đào một trong những loại hoa được người dân Việt Nam yêu thích, không bởi vì vẻ đẹp kiêu xa của hoa mà còn ấn chứa bên trong một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh võ sĩ đạo.Hoa anh đào đã được lựa chọn làm quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Thuộc vào giống thực vật trong chi mận mơ (còn gọi chi anh đào) thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm hoa trang trí. Hoa anh đào được lọt vào danh sách các loài hoa đẹp nhất thế giới, bởi vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên.
Hoa anh đào được trồng trên đất nước Nhật Bản thì mới khoe hết được cái tinh khiết và cái mùi thơm mê hoặc lòng người. Hoa anh đào ở Nhật Bản có 3 màu sắc chính là màu trắng, hồng và đỏ. Đời sống của hoa anh đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa anh đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất.
Loại hoa cũng là một trong những sự hấp dẫn của đất nước Nhật Bản, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản bạn có thể ngắm cảnh hoa anh đào rụng hàng tháng: từ bắt đầu mùa xuân tháng 1 đến hết tháng 5, bạn có thể đi dọc đất nước Nhật Bản từ phía nam nên phía bắc vì thông thường phía nam ấm hơn nên vậy hoa anh đào sẽ nở sớm hơn.
Ở nhật Bản có trên 50 loại hoa anh đào khác nhau những mọc trên những núi cao hay lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.
Hoa anh đào biểu hiện cho sự trong sạch và trong trắng: Loài hoa này là biểu tượng quốc hoa Nhật Bản tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa. Hoa và người hòa quyện vào nhau. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa anh đào nở. Ngày xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.
Hoa anh đào còn là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó đã trở thành biểu hiệu của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ. Trong các lễ cưới, hoa được in trên các thiệp cưới. Người ta thay thế trà bằng nước hoa anh đào, trong trường hợp này thì hoa anh đào lại tượng trưng cho hạnh phúc
Người dân Nhật Bản có câu: Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo
Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa anh đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu quanh ta. Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Điều này đã được ghi lại thành các bài thơ, bài văn, những quyển sách tiểu thuyết. Người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 4)
TB:
''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng''
+ Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân chài. Họ vất vả sóng gió nên làn da cũng bị nắng gió làm cho thấm đẫm hương vị biển khơi.
''Cả thân hình nồng thở vị xa xăm''
+ Thân hình của người dân làng chài từ tay, chân, ánh mắt... đều mang hương vị của biển khơi thấm nhuần. ''Vị xa xăm'' cho thấy sự xa xôi của ánh mắt người dân khi hướng ra biển khơi.
''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm''
+ Bptt nhân hóa được sử dụng để nhấn mạnh vào việc chiếc thuyền cũng cảm thấy mệt mỏi sau một đêm dài làm việc vất vả.
''Nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ''
+ Tác giả đã khéo léo sử dụng bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy chiếc thuyền cũng đang cảm nhận rõ từng hành động đang chuyển động trong mình. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_