2. Trải nghiệm của nhân vật “tôi” được kể lại với những sự việc chính nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những sự việc chính:
- Làng tôi có con sông êm đầu chảy qua làng, chúng tôi thường rủ nhau tắm sông.
- Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi rủ nhau thi bơi.
- Tôi nhận lời thách đấu.
- Bỗng bắp chân bị chuột rút và đau đớn, tôi sợ hãi tột độ.
- Một người làng đi câu cá gần đấy đã cứu tôi lên.
- Tôi rút ra bài học chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.
Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả:
- Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông.
- Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt.
- Tôi cố ngôi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được.
=> Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
+ Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông.
+ Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt.
+ Tôi cố ngôi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được.
Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
- Truyện kể về những bài học đầu tiên trong cuộc đời của chàng Dế Mèn
Các sự việc chính trong truyện.
+ Miêu tả ngoại hình cường tráng của Dế Mèn
+ Sự khinh bỉ của Dế Mèn đối với mọi người xung quanh và Dế Choắt
+ Cái chết của Dế Choắt
+ Bài học đường đời đầu của Dế Mèn
- Những nhân vật trong truyện: Dế Mèn. Dế Choắt, chị Cốc...Trong đó nhân vật chính: Dế Mèn
- Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào?
+ Hình dáng miêu tả giống con người:
Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu, to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ
Dế Choắt: gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, lưng, mạng sườn, mặt mũi ngẩn ngơ ngơ
+ Tính cách: bướng, hung hăng, hống hạch láo, trịnh thượng, yếu ớt
+ Ý nghĩa câu truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ sẽ mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa với chúng ta
- Truyện ngắn muốn nhắn nhủ tới người đọc bài học rằng trong cuộc sống tuyệt đối không được tự cao, cho mình là nhất. Vì điều đó sẽ không chỉ mang đến hậu quả cho bản thân mà còn mang tới hậu quả cho những người khác. Bài học đó rất có ý nghĩa với em. Nó giúp em biết tu dưỡng đạo đức, sống khiêm tốn, biết yêu thương mọi người.
Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái.
Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.
- Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?
Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.
- Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.
Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.
Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muốn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.
- Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.
Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:
- Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.
- Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.
- Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.
Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.
- Con. . . - Tôi ngập ngừng. - Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.
Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.
Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.
Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đã nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.
Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.
Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.
Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Đó là một buổi trưa hè đáng nhớ, khi tôi vừa học hết lớp 5 Tiểu học. Nghỉ hè mà, sáng nào tôi chẳng ngủ no mắt, nên buổi trưa đâu có ngủ được nữa đâu. Vậy mà trưa nào, mẹ cũng bắt anh em tôi phải ngủ trưa, một chút cũng được. Tôi cố phải tỏ ra ngoan ngoãn bằng những pha giả vờ kinh điển, giả vờ nhắm mắt ngủ, thi thoảng còn giả vờ ngáy lên khe khẽ.. Nhưng chỉ chờ khi bố, mẹ ngủ say, là anh em tôi lại lôi cuốn truyện tranh dưới gối ra, và âm thầm rúc rích cả buổi trưa. Có những tình tiết trong truyện muốn cười đến bể bụng, mà đâu dám cười thành tiếng, chỉ dám khẽ rung vai lên.. Thật khó chịu làm sao. Còn gì khó chịu hơn khi muốn cười ha.. ha.. ha mà lại phải hị.. hị.. hị trong cổ họng.
Trưa hôm đó, hết truyện để đọc rồi, như một chú mèo chính hiệu, tôi nhón chân bước ra khỏi giường. Tôi chỉ định sang nhà thằng Nam một chút, để mượn cuốn truyện nó mới mua. Nhà nó cách nhà tôi có mấy ngõ. Bố mẹ nó đi làm tới tối mới về, nên nó được "thả rông". Tôi ước gì mình cũng được tự do như nó. Sung sướng gì đâu.
Tôi gọi nó vang nhà, thấy nó ơi ới dưới ao. Nhà nó có cái ao thả cá khá lớn. Tắm ao từ nhỏ, nên nó bơi nhẹn như con rái cá. Chả bù cho tôi, tuần mẹ chở tới bể bơi hai lần học mà lần nào về cũng no bụng nước. Học đâu mấy tuần thì tôi nản. Tôi nản tôi thì ít, mà ngán ông thầy dạy bơi lắm chuyện thì nhiều. Ông ấy cứ nhai đi nhai lại mớ lí thuyết mà tôi đã thuộc làu làu. Đâu biết rằng giữa lí thuyết và thực hành là dặm dài thiên lý. Thế là sự nghiệp học hành của tôi dang dở.
- Ê, xuống đây đi, tao dạy mày tập bơi! - thằng Nam rủ rê!
- Chịu thôi, mẹ tao biết thì tao no đòn. Lên cho tao mượn quyển truyện - Tôi không quên việc chính.
- Xuống một tí thôi, lấy đồ của tao mà mặc, mẹ mày biết sao được.
- Thầy dạy tao còn chả biết bơi nữa là mày..
- Xí, đừng coi thường tao! Tao mà dạy mày bơi được thì sao nào?
- Thì mày cho tao mượn cả hộc truyện của mày nhá! - Tôi ra điều kiện.
- Ơ! Sao điều kiện lại ngược đời thế nhỉ? Thôi được, xuống đây!
Thế là tôi lột đồ của tôi để trên bờ, mặc cái xà lỏn của thằng Nam để gần đó, nhảy xuống. Cảm giác lần đầu tắm ao khá là thích, nước không trong như nước bể bơi, nhưng không có cái mùi clo đậm đặc xộc vào mũi, cũng không có cái cảnh thi thoảng lại thấy một đứa nhè ra bãi nước bọt. Ghê gì đâu.
Ao nhà Nam khá nông, nên tôi cũng yên tâm là an toàn. Thằng Nam bắt đầu dạy tôi học bơi. Cứ tưởng nó bốc phét thôi, mà phải công nhận là nó dạy tôi tận tình và kinh nghiệm ra phết. Nó dạy một lúc, là tôi biết nổi người luôn rồi.
- Tạm thời cứ tập nổi người đã, hôm sau sẽ tập thở.. - Nam tỏ ra rất bài bản.
Tôi cuộn người lại, lấy phồng hơi trong ngực, rồi ngụp đầu xuống. Thích thú với kĩ năng vừa học được, tôi thả sức lặn ngụp.
Trong một lần ngụp, tôi duỗi chân ra để ngoi lên lấy hơi. Nhưng trời ơi, chuyện gì vậy, chân tôi không chạm đáy ao! Không hiểu sao chỗ ao này lại đột ngột sâu như vậy. Chân tôi chới với, một ngụm nước, rồi hai ngụm nuốt xuống. Một suy nghĩ xẹt qua trong đầu: "Cứ thế này thì mình chết chết đuối mất! Bố mẹ ơi! Con còn chưa làm gì báo hiếu bố mẹ mà! Không, mình không thể chết một cách lãng xẹt như vậy được, tôi còn yêu đời lắm, tôi còn chưa đọc hết hộc truyện của thằng Nam mà.."
Nghĩ vậy, tôi cố gắng quạt tay thật mạnh để đầu ngoi lên. Lấy được chút không khí, tôi bớt hoảng hơn. Lần thứ hai quạt tay, tôi mở mồm kêu được tiếng "Cứu!". Rồi một lúc sau, tay tôi quơ phải một cây gậy, tôi nắm chặt lấy. Cây gậy chuyển động, kéo tôi vào chỗ nước nông. Thì ra, thằng Nam nghe tiếng tôi kêu vội nhổ ngay thân tre cắm gần đó kéo tôi vào. Đến khi chân chạm tới đáy cát, tôi mới biết là mình vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Tôi lao một mạch lên bờ, ngồi thở. Thật nguy hiểm quá đi, tích tắc nữa thôi có khi tôi thành ma luôn rồi.
Thằng Nam cũng hoảng hồn:
- Ai biết mày lặn xa ra tận chỗ sâu đấy, đó là chỗ hút bùn lên vườn, tao chưa bảo mày. Hú vía, may không sao! Lần sau nhớ cẩn thận!
Ôi trời, còn lần sau nữa à! Tao là tao cạch đến già nhé! Tí chết con nhà người ta rồi còn gì.
Đợi tóc khô, tôi thay quần áo rồi một mạch đi về. Không còn tâm trí đâu mà mượn truyện nữa. Đêm đó, tôi nghĩ rất lung về sự việc xảy ra ban trưa. Lần đầu tiên tôi suy nghĩ nghiêm túc chuyện sinh tử của đời mình. Rồi hôm sau, tôi dõng dạc bảo mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ chở con đi học bơi tiếp nha! Lần này con quyết học cho đến khi biết bơi thì thôi.
Mẹ tôi tròn mắt:
- Nay ăn phải cái gì vậy? Vài hôm trước tôi dụ mấy hộp Merino còn nằng nặc không đi tập nữa cơ mà!
Tôi giấu nhẹm vụ chết hụt hôm trước. Chính vụ đó làm tôi sợ xanh mắt, nghĩ mình mà không biết bơi thì rơi xuống nước là chết toi. Thôi, cố mà học để bảo toàn tính mạng. Tôi vu vơ:
- Giờ con nghĩ lại rồi, không biết bơi thì gặp người đuối nước làm sao cứu được người ta.
Mẹ tôi cảm động hết sức:
Bạn tham khảo :
- Ôi, con thật biết nghĩ quá! Rồi chợt nhớ ra điều gì, mẹ nghi ngờ:
- Chắc không phải thế chứ! Có chuyện gì phải không?
Không để mẹ khai thác thêm, tôi cầm quả bóng chạy tót ra ngõ. Dù giấu mẹ vụ kia, sợ mẹ mắng, nhưng quyết tâm học bơi là có thật. Và nỗi sợ một tai nạn vô tình nào đó khiến tôi đuối nước mà chết cũng là có thật. Không những quyết học bơi cho tử tế, tôi còn tránh xa cả những ao hồ tự nhiên, vì chẳng biết nó nông sâu thế nào. Chỉ một chút sơ sẩy là trong vài phút mất toi mạng người. Sinh mệnh của mình, nhất định mình phải trân trọng, không thể bất cẩn được.
- Những sự việc chính:
+ Làng tôi có con sông êm đầu chảy qua làng, chúng tôi thường rủ nhau tắm sông.
+ Buổi trưa hôm ấy, sau khi đá bóng, đám trẻ rủ nhau ra sông tắm và nảy ra ý định tổ chức cuộc thi bơi giữa đám trẻ trong và ngoài làng.
+ Tôi nhận lời thách đấu, đã bơi nhanh và khi nhận ra đã bơi khá xa bờ.
+ Bỗng bắp chân bị chuột rút và đau đớn, tôi sợ hãi tột độ.
+ Một người làng đi câu cá gần đấy đã nghe tiếng kêu, nhanh chóng bơi ra và đưa tôi vào bờ.
+ Tôi rút ra bài học chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.