K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hello,my name is .....................Im ..........years old.Im in class .............at ...................My school is...............It very big and new...........................................tự viết nhé mình bận chút tẹo mình viết cho cô giáo dạy mình rồi mình đi thi bài này được giải nhất quốc gia

15 tháng 3 2018

School is the temple of learning and get trained for the professional and social life. My school was set up in 1990 on the donated land with the help of donated money. My school atmosphere is very pleasant and school environment is very clean and attractive. My school building is located in the centre of the play ground. On one side of the school there is a big garden having small pond. There are many colourful fish and other water animals in this pond. My school is four storey building having classes for nursery to 12th class students.My school has one big library, principal office, head office, clerk office, one science laboratory, one computer lab, one common study room, one big lobby, teacher common room, one big sports ground, separate hostel for girls and boys in the school campus. My school has highly qualified and experienced teachers who teach us in very effective and creative manner. My school has around one thousand students who always rank higher in the competitions held outside the school or inside the school. We all go to school in the proper uniform. We have two types of the uniform, one common uniform and other house uniform.My school timing starts at 7.50 am in the morning and 1.30 pm in the afternoon in the summer season and 8.50 am in the morning and 3.30 pm in the evening in the winter season. We daily go to the library for sometime where we prace reading creative books and newspaper for enhancing our skill and general knowledge.

17 tháng 10 2016

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh

28 tháng 10 2016

Tình yêu thương con người là khởi nguồn cho mọi việc tốt đẹp của cuộc đời. Bởi lẽ tính yêu thương con người bắt nguồn từ tình yêu thương vạn vật xung quanh. Và chỉ có những người yêu thương con người mới có thể làm được nhiều hành động tốt đẹp và thành công trong cuốc sống. Và đặc biệt hơn nữa là tình yêu thương con người mang cho ta nhiều người bạn mới, tình yêu thương con người cho ta thấy cái đẹp đẽ của cuộc đời và tình yêu thương con người gắn kết người với người và làm cho mối quan hệ giữa mọi người tốt đẹp hơn.

29 tháng 10 2016

mình cũng giống nguyễn trần thành đạt.

26 tháng 6 2017

Chị giúp em nha: tên câu chuyện của chị sẽ là

Bộ quần áo mới

Làn gió mát nhè nhẹ thổi qua mặt hồ trong veo, làn gió ấy cuốn đi bao nhiêu cái nóng mùa hè, cuốn đi những chiếc lá vàng thơ mộng, cũng chính làn gió ấy đã báo hiệu cho chúng tôi một mùa khai giảng năm học mới đã đến rồi.

Trên chiếc xe đạp bé nhỏ, tôi đi trên con đường quen thuộc, tưởng tượng ra những người bạn của tôi thay đổi như thế nào sau mùa hè nóng gắt vừa qua. Cất chiếc xe đạp, tôi chạy ngay vào lớp và choáng ngợp bởi những bộ quần áo mới tinh của bạn bè. Nhìn mặt đứa nào đứa nấy cũng đều hớn hở và sạch sẽ. Bỗng, tôi bắt gặp ánh mặt rụt rè, trốn tránh của một đứa và nhận ra ngay đó chính là Hằng. Nhìn Hằng, tôi đoán được rằng ba của bạn ấy lại phải đi khám, cho nên nhà Hằng đang thiếu tiền, cũng chính vì thế mà Hằng sẽ không có quần áo mới để mặc. Nhìn Hằng, tôi thương bạn biết bao, hoàn cảnh nhà Hằng rất nghèo, ba lại liên tục bị bệnh, vì vậy mà số tiền ít ỏi mẹ Hằng kiếm được không thể đủ cho cả gia đình. Đến miếng ăn mà còn phải lo lắng, thì làm sao Hằng có thể mua quần áo mới được. Tôi thấy thương Hằng lắm và nghĩ đến một việc... Kết thúc buổi khai giảng, tôi đạp xe về nhà và đứng trước mặt mẹ nói nhỏ:.....m..mẹ ơi....bạn con có hoàn cảnh khó khăn....nay lại là đầu năm học mới....mà lại không có đồ mới để mặc...vậy...vậy con có thể nhường bộ quần áo mới này của mình cho bạn không ạ? Tôi tưởng chùng như sắp đón nhận cơn thịnh nộ của mẹ nhưng không..

Phần tiếp em có thể tự nghĩ theo cách của mình muốn nhé, vì đây là bài văn tưởng tượng, cho nên chị không thể giúp hết được, chúc em học tốt

26 tháng 6 2017

MỘT BỘ QUẦN ÁO

Sắp đến ngày khai trường rồi, cả lớp ai cũng được bố mẹ mua cho quần áo mới. Riêng tôi, tôi được ra cửa hàng, tự chọn bộ mà mình thích. Các bạn đều rất háo hức được mặc quần áo mới. Tôi nhìn sang bên, bỗng thấy Hằng cứ ngồi ủ rũ một mình, liền tới bên bạn, hỏi:

- Sao bạn lại ngồi đây một mình, buồn bã thế? Đáng lẽ bạn phải vui lên chứ vì sắp được mặc quần áo mới mà.

Hằng ngại ngùng nói:

- Um... thật ra mình... không có quần áo mới.

- Tại sao? - Tôi lại hỏi.

Hằng đáp:

- Bạn biết rồi đó, nhà mình rất nghèo mà. Làm sao có tiền mua quần áo mới chứ.

Nghe vậy, tôi cảm thấy tiếc thay cho Hằng. Bỗng tôi nảy ra một ý. Tan học, tôi liền chạy về nhà kể với mẹ đầu đuôi sự việc rồi xin mẹ:

- Mẹ ơi, vậy mẹ có thể để con tặng bộ quần áo mới của con cho Hằng được không.

Nghe xong, mẹ tôi trào nước mắt, nói:

- Tất nhiên là được rồi, con của mẹ bây giờ đã biết yêu thương bạn bè, mẹ không thể không đồng ý được. Mẹ sẽ mua cho con một bộ khác.

Tôi cảm thấy rất vui, ôm mẹ khóc.

Rồi tôi ôm bộ quần áo mới chạy tới nhà Hằng, nói với bạn:

- Mình tặng bạn bộ này, hãy mặc nó vào ngày khai trường nhé.

Hằng đáp:

- Nhưng bộ này...

- Bạn phải nhận nó đấy, mình đã được mua cho một bộ khác rồi.

Vào ngày khai trường, Hằng mặc bộ quần áo mà tôi tặng hôm trước. Ai nhìn cũng khen, Hằng đỏ mặt rồi chạy đến nói với tôi:

- Cảm ơn bạn rất nhiều.

Thế là cả hai cùng cười và rất vui vẻ trong ngày khai trường.

-----END-----

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng( câu trần thuật). Ngôi trường mới đẹp làm sao! ( câu cảm thán). Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu!( câu cầu khiến) . Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người ẹm thứ 2 của tôi??( câu nghi vấn)

edu

3 tháng 1 2019

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Mỹ Hòa, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.

Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.

Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.

17 tháng 12 2017

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?

– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

17 tháng 12 2017

Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi  hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi. Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm  Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn. Cảnh vật 10 năm sau sẽ rất khác so với hiện tại  Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn  là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn  tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà !  Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm. Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là  6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng  nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối  khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ  hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều. Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây  Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này. Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ  trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.  

Nguon : http://hoctotnguvan.net/hay-tuong-tuong-muoi-nam-sau-em-ve-tham-truong-cu-22-1985.html

17 tháng 4 2019

Học tập và giảng dạy có rất nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ kiến thức học từ sách vở, bài giảng. Bài học còn có thể được rút ra từ sự quan sát thực tế. Khi tham quan du lịch cũng là một phương pháp học thực tế và hiệu quả. Cách học này sẽ giúp học sinh được trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, giúp các em có được những kiến thức sâu hơn về những gì mình đã được học. Đồng thời, hoạt động ngày kích thích khả năng tự học và tính tìm tòi của học sinh. Hoạt động còn tại một môi trường học tập thoải mái và vui vẻ cho học sinh.

Những chuyến tham quan, du lịch sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích cho học sinh. Đầu tiên, đó là một môi trường học tập thoải mái và năng động. Khi đi tham quan du lịch, học sinh được nhìn thấy tận mắt những gì mình đã được học trong sách vở. Trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ được những cái hay, cái đẹp mà sách đề cập. Đồng thời, với các hoạt động tham quan du lịch, học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn. Cũng là học, nhưng tâm trạng lại thoải mái hơn rất nhiều.

Tiếp theo, các chuyến tham quan du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe. Sau một khoảng thời gian học tập căng thăng, các hoạt động vui chơi sẽ khiến học sinh được thư giãn hơn. Các hoạt động ngoài trời cũng giúp bản thân trở nên năng động và khỏe khoắn. Đồng thời, kết hợp với không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tinh thần học sinh sẽ thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đây là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Tham quan du lịch cũng làm một cách giúp mọi người trở nên thân thiết hơn. Những chuyến đi sẽ là thời gian để bạn bè cùng vui chơi, tán gẫu và trò chuyện. Qua các trò chơi tập thể, những chuyến đi cùng nhau, bạn bè sẽ trở nên hiểu nhau hơn. Đôi lúc, có những tính cách của bạn bè mà chỉ khi đi cùng nhau mới có thể biết được. Đồng thời, với tâm trạng thoải mái khi đi vui chơi, bạn bè trong lớp cũng sẽ cởi mở và thân thiết hơn.

Và tất nhiên, tham quan du lịch còn mang đến rất nhiều bài học bổ ích. Những chuyến đi này giúp ta có thêm được bài học, kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở. Tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng trên lớp. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.

Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biễn thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.

Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính… Như vậy, tất cả các kiến thức bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn.

Ngoài ra, các chuyến tham quan du lịch sẽ mang lại cho ta lòng tự hào dân tộc và niềm yêu quê hương. Phong cảnh thiên nhiên đất nước hữu tình, người dân thân thiện sẽ khiến các học sinh thêm yêu đất nước. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ vịnh Hạ Long, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của hang Sơn Đòng, ngâm mình trong làn nước trong vắt của bãi biển Nha Trang… Tất cả những trải nghiệm này sẽ khiến học sinh thêm yêu đất nước mình.

Không những thế, qua các chuyến tham quan du lịch, học sinh sẽ thêm hiểu văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đất nước sẽ có một nét đặc trưng riêng. Dân địa phương của mỗi vùng miền cùng có cá tính riêng. Những sự khác nhau trong lối sống, cách ăn mặc, cách làm việc, giọng nói… sẽ là điểm thú vị khi đi tham quan và du lịch. Những lễ hội văn hóa dân gian như Chợ Tình Sapa, Chợ Phiên Bắc Hà… Những kiến thức trên chỉ có du lịch mới mang lại.

Hoạt động tham quan du lịch rất bổ ích, thiết thực đối với học sinh. Hoạt động đó sẽ giúp có thêm nguồn kiến thức, sức khỏe và sự gắn kết mọi người. Đồng thời, tham quan du lịch sẽ tăng thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, yêu đất nước nhiều hơn. Mỗi chuyến tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa dân tộc. Do đó, nếu có cơ hội, tôi sẽ thường xuyên đi tham quan du lịch để mở mang kiến thức giúp ích cho cuộc sống.

4 tháng 10 2021

ok

em ghét học lắm đó

nhưng ngữ văn thì no

vì có cô dạy đó

cô ngữ văn của em

những tiết học cô dạy

là những giai điệu hay

giọng cô lên rồi xuống

nhạc hay cho em nghe

em xin tặng cho cô

bài thơ tự em viết

em chỉ mong cô biết

tấm lòng này của em.

hay thì xin k