K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2022

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hay cả Trái Đất.

- Các dạng khí hậu trên bản đồ là

     + Đới khí hậu xích đạo.

     + Đới khí hậu cận xích đạo.

     + Đới khí hậu nhiệt đới.

     + Đới khí hậu cận nhiệt đới.

     + Đới khí hậu ôn đới.

     + Đới khí hậu cận cực.

     + Đới khí hậu cực.

             Chúc bn hok tốt!

1 tháng 11 2021

Tham khảo:

* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại

Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.

Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ

Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

 

Cái này thì tham khảo:
-Ký hiệu
 bản đồ  phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ, nó cũng  hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ.
-Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

 

 

 

Câu 1:

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh : sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
=>Ý nghĩa : Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
– Hình dạng: Trái Đất có hình cầu.
– Kích thước, rất lớn: 
+ Bán kính : 6370km
+ Xích đạo : 40076 km
+ Diện tích : 510 triệu km2

3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
+ Kinh tuyến : Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau.
+ Vĩ tuyến : Là những đường vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.
+ Kinh tuyến gốc : Là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grin-uyt nước Anh
+ Vĩ tuyến gốc: là đường Xích đạo, đánh số 0o.
+ Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.
+ Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
+ Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo lên cực bắc.
+ Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo xuống cực Nam. 
+ Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 0o đến 180oĐ
+ Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 0o và 180oT
+ Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo lên cực Bắc.
+ Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
– Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến: Dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2:

1. Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết

- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. 

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.

2. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng

Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở hai dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

3. Cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước:
– Đánh dấu khoảng cách hai điểm.
– Đo khoảng cách hai điểm
– Dựa vào tỉ lệ số, tính 1cm trên thước bằng ……cm ngoài thực tế. Sau đó đổi ra đơn vị mét (m), hoặc kilômet (km).

Câu 3:

1. Phương hướng Trái Đất:

- Trên Trái Đất có 4 hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc.

- Từ các hướng chính người ta chia ra làm các hướng khác.

2. Cách xác định phương hướng trên bản đồ

Có 2 cách xác định phương hướng trên bản đồ:
- Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định các hướng còn lại

3. Tọa độ địa lý

- Tọa độ địa lý được hình thành bởi 2 thành phần là kinh độ và vĩ độ. Vị trí theo chiều Bắc - Nam của 1 điểm được thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông - tây thì thể hiện bằng kinh độ

- Cách viết tọa độ địa lý: kinh độ viết trước, vĩ độ viết sau.

Câu 4:

1. Kí hiệu bản đồ

- Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng 3 loại kí hiệu:

+ Kí hiệu điểm

+ Kí hiệu đường

+ Kí hiệu diện tích.

- Được phân làm 3 dạng:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
– Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đòng mức.
– Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình việt nam
+ Từ 0m -200m màu xanh lá cây 
+ Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt. 
+ Từ 500m-1000m màu đỏ.
+ Từ 2000m trở lên màu nâu

6 tháng 11 2018

câu 1

trái đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời

trái đất có bán kinh 6370 km đường kính xích đạo 40076 km diện tích 510 000 000 km2

kinh tuyến là đường nối liền giữa hai điểm cực bắc và cực nam trên bề mặt quả địa cầu có độ dài bằng nhau

kinh truyến gốc có số độ là 0 độ c đi qua đài thiên văn Grien uýt bên phải kinh tuyến là nửa cầu đông bên trái kinh truyến là nửa cầu tây

cách một độ kẻ 1 kinh tuyến ta sẽ có tất cả là 360 kinh tuyến

vĩ tuyến là đường vuông góc với kinh tuyến ,song song với nhau có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực

vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ c chính là đường xích đạo có độ dài lớn nhất chia trái đất thành 2 nửa cầu trên là bắc dưới là nam

cách 1 độ kể một vĩ tuyến ta sẽ có tất cả là 181 vĩ tuyến

câu 2

tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ bị thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế

16 tháng 8 2019

* Kí hiệu bản đồ:

- Là những hình vẽ màu sắc.

- Được dùng như quy ước và để thể hiện các đối tượng địa lý lên bản đồ.

* Các loại kí hiệu thường sử dụng: Kí hiệu đường, Kí hiệu điểm và kí hiệu diện tích.

7 tháng 5 2021

* Kí hiệu bản đồ:

- Là những hình vẽ màu sắc.

- Được dùng như quy ước và để thể hiện các đối tượng địa lý lên bản đồ.

* Các loại kí hiệu thường sử dụng: Kí hiệu đường, Kí hiệu điểm và kí hiệu diện tích.

Các loại kí hiệu bản đồ | Địa lí lớp 6

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1:

+ Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.

+ Xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây (học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện).

- Yêu cầu số 2: Kể tên các dãy núi và cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Dãy núi: Hoàng Liên Sơn; cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn; cánh cung Đông Triều.

+ Cao nguyên: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
31 tháng 12 2023

1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ

- Ngày đêm luân phiên.

- Giờ trên TĐ.

- Sự lệch hướng chuyển động của vật thể.

2. 

3. Thành phần của không khí bao gồm:

- Khí nitơ: 78%

- Khí oxi: 21%

- Hơi nước và các khí khác: 1%

4. Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
31 tháng 12 2023

5. Thứ tự cấu tạo TĐ từ trong ra ngoài bao gồm các lớp: nhân (lõi), man-ti, vỏ TĐ.

6. Trên TĐ có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

7. Hệ thống kinh, vĩ tuyến giúp chúng ta xác định được vị trí của đối lượng địa lí.

8. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

10 tháng 11 2021

Bạn ôn trong sgk được mà, cái này là lý thuyết hết mà bạn

10 tháng 11 2021

sgk mình làm mất rùi nên mới lên đây hỏi mà bạn =(

24 tháng 11 2021

Tham khảo

 

- Khí áp là sức ép của của khí quyển lên bề mặt Trái Đất .

- Có 4 đai khí áp.

+ Áp thấp xích đạo ( vĩ độ 0 )

+ Áp thấp ôn đới ( vĩ độ 60 )

+ Áp cao chí tuyến ( vĩ độ 30 )

+ Áp cao cực ( vĩ độ 90 )

Lớp vỏ khí (hay khí quyển) là lớp không khí bao quanh Trái Đất:

-Lớp vỏ khí bao gồm:

+Tầng đối lưu: từ mặt đất đến 16 km

+Tầng bình lưu: từ 16 km đến 80 km

+Các tầng cao của khí quyển: trên 80 km

-Mỗi tầng có những đặc điểm riêng, trong tầng đối lưu là nơi diễn ra hầu hết các hiện tượng khí tượng ảnh hưởng đến đời sống.

Theo quy ước trên bản đồ địa lý, khi bạn nhiền vào bản đồ thì phía nam ở bên dưới, phía bắc ở bên trên, phía đông bên tay phải, phía tây bên tay trái (trên bắc – dưới nam – phải đông – trái tây). Khi đã xác định được một hướng thì bạn hoàn toàn có thể xác định được các hướng còn lại trên bản đồ một cách dễ dàng.

24 tháng 11 2021

cảm ơn ạ

 

23 tháng 10 2018

Câu 2 : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trên Trái Đất.

Câu 3 : Trong bản đồ thường có 2 loại tỉ lệ. Đó là tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

Xong rồi nhé bạn! Chuẩn chắc chắn 100 % luôn!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

1. Nội dung thể hiện trên bản đồ là bản đồ Việt Nam.
2. Các kí hiệu được sử dụng trong bản đồ dùng để biểu thị: Thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, Biên giới quốc gia, Biên giới tỉnh và thành phố, Hồ, Sông, Thành phố, Đảo, Quần đảo.

Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội.

Các thành phố trực thuộc trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ, Huế (từ cuối năm 2023).

1 tháng 10 2016

- Người ta thường biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu:

+ Kí hiệu điểm

+ Kí hiệu đường

+ Kí hiệu diện tích

- Một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu đó : 

+ Những nội dung ở bản đồ được thể hiện kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, thủ đô, điểm dân cư ...

Những nội dung ở bản đồ được thể hiện kí hiệu đường: ranh giới vùng, biên giới quốc gia, đường sắt, đường ô tô ...

Những nội dung ở bản đồ được thể hiện kí hiệu diện tíchđất trồng cây lương thực, đất trồng cây công nghiệp, rừng ...