K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Nêu một số đặc điểm chung của thực vật và động vật. Câu 2. Vì sao cây nến đang cháy, úp một cốc thủy tinh lên thì cây nến bị tắt? Câu 3. Không khí có tính chất gì? Câu 4. Vì sao con người cần ánh sán? Câu 5. Nêu các dấu hiệu nước bị ô nhiễm. Câu 6. Điểu gì có thể xảy ra nếu chúng ta sống ở nơi thường xuyên có tiếng ồn? Câu 7. Âm thanh do đâu phát ra? Câu 8. Vì sao khi trời rét, đặt tay vào...
Đọc tiếp

Câu 1. Nêu một số đặc điểm chung của thực vật và động vật.

Câu 2. Vì sao cây nến đang cháy, úp một cốc thủy tinh lên thì cây nến bị tắt?

Câu 3. Không khí có tính chất gì?

Câu 4. Vì sao con người cần ánh sán?

Câu 5. Nêu các dấu hiệu nước bị ô nhiễm.

Câu 6. Điểu gì có thể xảy ra nếu chúng ta sống ở nơi thường xuyên có tiếng ồn?

Câu 7. Âm thanh do đâu phát ra?

Câu 8. Vì sao khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?

Câu 9. Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì?

Câu 10. Hãy nêu nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm?

Câu 11. Nêu ví dụ về các vật dẫn nhiệt.

Câu 12. Vì sao cây nến đang cháy, úp một cốc thủy tinh lên thì cây nên bị tắt?

Câu 13. Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt trời sưởi ấm?

Câu 14. Nêu vai trò của thược vật đối với sự sống trên Trái Đất. Câu 15. Nêu một số ví dụ về các vật nóng lên và lạnh đi.

0
18 tháng 4 2022

Câu 1 pahir là đốt ngọn nến chứ

22 tháng 4 2018

Đáp án là b. Vì oxi cần cho sự cháy. Nếu hết oxi mà không được cấp thêm thì nến không cháy được nữa

18 tháng 2 2018

- Ngọn nến cháy thêm một thời gian nữa rồi tắt dần.

- Nến không tắt vì đáy nến có kẽ hở cho không khí tràn vào cung cấp oxi cho ngọn lửa.

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”

Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

1
8 tháng 1 2018

1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :

a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

b. Giải thích

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.

c. Bàn luận

– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.

– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.

– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.

– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.

– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.

– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.

d. Bài học

– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.

27 tháng 7 2019

Cây nến sẽ cháy thêm một khoảng thời gian nhất định sau đó tắt dần dần.

4 tháng 4 2021

nến tắt ,nước bị hút vào trong cốc

Cổ tích về ngọn nếnMột tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọnnến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đãmang lại ánh sáng cho cả căn phòng.Mọi người đều trầm trồ: “Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìnthấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy...
Đọc tiếp

Cổ tích về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn
nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã
mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.
Mọi người đều trầm trồ: “Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn
thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình
càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy
mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.
Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh
bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây
giờ?” Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một
người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên,
còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng
nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể
cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
Theo Nguyễn Quang Nhân
BÀI  TẬP :
Em đọc thầm bài “Cổ tích về ngọn nến” rồi trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào chữ cái(a,b,c,d) trước câu trả lời đúng nhất: (câu 1, 2, 3, 4, 5, 6)
Câu 1.
..../0,5 điểm
Câu 2.
..../0,5 điểm
Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì nến
cảm thấy thế nào?
a. Tự mãn và hãnh diện.

b. Hân hoan, vui sướng.


c. Buồn thiu và thiệt thòi.

d. Lung linh cháy sáng.
 

0
19 tháng 3 2022

tham khảo

câu 1

– Các loài nấm đều có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loài thực vật. – Nấm có cơ thể chỉ là những sợi nấm và các dạng biến đổi của hệ sợi nấmNấm chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật).

câu 2

Đặc điểm cây rêuCây rêu có các mô và hệ thống sinh sản. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử. Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ. Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây

câu 3

Dương xỉ là loài cây thân thảo, xanh quanh năm, sống lâu năm, chiều cao khoảng 20-50cm, có thân bò lan hoặc thân rễ với phần cuống  chứa nhiều vảy màu nâu cứng , có củ chứa thịt.

câu 5

- Với sự đa dạng, phong phú như vậy động vật nguyên sinh có nhiều vai trò trong thực tiễn:

+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ: trùng giày, trùng roi. + Gây bệnh ở động vật.

+ Gây bệnh cho con người: trùng kiết lị, trùng sốt rét.

câu6

1/ Vai trò: quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,…); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm lonh chi, nấm Pencillium…). Tác hại: Một số loại nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong.

câu 7

 Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật

+ Các chất hữu cơ thực vật tạo ra được tích lũy ở tất cả các bộ phận của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) không chỉ cung cấp cho chính thực vật mà còn cung cấp cho con người và động vật.

 

 

19 tháng 3 2022

cảm ơn nhoa

Câu 1

 Khi cơ thể nhiễm virus lại không có biểu hiện bệnh trong 1 thời gian dài là vì :

Cơ chế vận hành của hệ miễn dịch là tạo ra các kháng thể để tiêu diệt virus. Sau khi kháng thể ra đời, bản sao của nó vẫn lưu lại trong cơ thể nhằm mục đích nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể tiêu diệt nhanh hơn    

Câu 2

Đặc điểm của thực vật thích nghi với đời sống trên cạn:

- Phát triển hệ mạch dẫn.

- Lớp cutin phủ bên ngoài lá, biểu bì lá chứa khí khổng.

- Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng.

- Duy trì thế hệ sau nhờ sự tạo thành hạt và quả.

Đặc điểm của động vật thích nghi với đời sống trên cạn:

- Mũi thông với khoang miệng và phổi -> Giúp hô hấp trên cạn

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -> Bảo vệ mắt, giúp mắt không bị khô, nhận biết âm thanh

- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt -> Thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn

10 tháng 1 2021

câu 1 : cây có hoa là hoa hồng , mơ , cúc , mười giờ

cây không hoa là rau bợ , đa , sim , lim

cây lâu năm là đa, sim , lim 

cây một năm là khoai tây , su hào , cà rốt

câu 2 : đặc điểm của cơ thể sống là có trao đổi chất vs thế giới bên ngoài , có thể di chuyển , có thể sinh sản và lớn lên , cần điều kiện sống 

10 tháng 1 2021

câu 3 : một cây đc gọi là thực vật vì chúng có những đặc điểm giống thực vật như :

- phần lớn ko có khả năng di chuyển

- tự tổng hợp đc các chất hữu cơ

phản ứng chậm vs các kích thích bên ngoài

20 tháng 4 2021

câu 1: tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì?

Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt kín là: có hoa, quả, hạt nằm trong quả (bảo quản hạt tốt hơn).

câu 2: thông là thực vật hạt trần vì ?

Cây thông thuộc ngành Hạt trần vì hạt thông nằm lộ trên các lá noãn hở.

 

20 tháng 4 2021

câu 3:dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm ?

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm là dựa vào số lá mầm của phôi:

+ Cây Hai lá mầm thì phôi có 2 lá mầm.

+ Cây Một lá mầm thì phôi có 1 lá mầm.

câu 4:trình bày các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp ?

Các bậc phân loại của thực vật từ cao đến thấp:

Ngành- Lớp- Họ- Bộ- Chi- Loài