Hãy trình bài tình hình phát triển kinh tế Nhật bản giao đoạn 1950 - 2005 và nguyên nhân của sự phát triển đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Nhận xét
- Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD đứng thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc).
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:
+ Từ năm 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).
+ Từ năm 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).
- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:
+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.
+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
Yêu cầu số 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.
- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.
Yêu cầu số 3: Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản
+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.
+ Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
- Sự phát triển :
+ Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.
+ Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.
+ Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)
+ Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :
+ Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
+ Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
+ Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.
-Trình bày tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử …
_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH – KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
_ Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
_ Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.
Tham khảo:
- Tình hình:
+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.
+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.
+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.
+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.
+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Giải thích
Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.
+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.
+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
*Tình hình kinh tế của NB sau CTTG2:
-Nhật Bản là nước bại trận bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- Nhiều khó khăn bao trùm Nhật Bản: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề.
*Nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới sự phát triển "thần kì" của NB:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự tăng trưởng nhanh chóng của NB gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của kh-kt hiện đại
<phần còn lại trên hình>
_tài liệu mình tự soạn để học đội tuyển nên có sai sót gì thì mình xin lỗi nhé_
Đáp án A
Những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển của các nước tư bản (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) từ năm 1960 đến năm 1973 gồm:
- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.
- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.
- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
Giai đoạn
Đặc điểm
Nguyên nhân
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2
Suy sụp.
Chiến tranh tàn phá.
1950 – 1973
Phát triển thần kì.
Chính sách kinh tế đúng đắn:
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung phát triển các ngành then chốt.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
1973 – 1974 và
1979 – 1980
Khủng hoảng.
Khủng hoảng dầu mỏ
1986 – 1990
Tăng trưởng khá
Điều chỉnh chiến lược.
1991 – nay
Tăng trưởng chậm lại.
Do sự cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi.