K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích:Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêngTrên nắng và dưới cátĐến câu hát cũng hai lần sàng lạiSao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.Miền TrungBao giờ em về thămMảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớtLúa con gái mà gầy còm túa đỏChỉ gió bão là tốt tươi như cóKhông ai gieo mọc trắng mặt người.Miền TrungEo đất này thắt đáy lưng ongCho tình người đọng mậtEm gắng vềĐừng để mę già mong...(Trích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích:
Miền Trung 
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.

Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm túa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như có
Không ai gieo mọc trắng mặt người.

Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mę già mong...
(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81-82)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính, phong cách ngôn ngữ và thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Lúa con gái mà gầy còm túa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như có
Câu 5. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung?
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Câu 6. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 7. Đoạn thơ đã bồi đắp cho anh/chị những tình cảm nào? Vì sao?
Câu 8. Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc xong đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
Câu 9. Thông điệp ý nghĩa nhất sau khi đọc xong đoạn trích? Vì sao?
Câu 10. Từ đoạn thơ và những hiểu biết của anh/chị về mảnh đất miền Trung, hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến “Đất nghèo nuôi những anh hùng”. Vì sao anh/chị có quan điểm như vậy?

0
7 tháng 5 2023

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.

- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.

- Chú ý cụm từ về đất.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.

11 tháng 11 2021

- Các BPTT: 

+ Nhân hóa: phả, dẫn, nâng, liếm

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang

+ Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

+ Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái

- Tác dụng:

+ Nhân hóa: Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng.

+ Ẩn dụ: Làm cho bức tranh mùa gặt hiện ra thật có hồn, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm với nhiều màu sắc rực rỡ 

+ Nói quá: Tăng nhạc điệu nhạc tính cho đoạn thơ.

+ Đảo trật tự từ: Thể hiện tài quan sát, tình cảm yêu quý, trân trọng thiên nhiên của tác giả.

11 tháng 11 2021

Ẩn dụ

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

22 tháng 8 2018

a. Nhân hóa

b. Tự do

c

d. Qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, thấy bước chuyển biến của thiên nhiên đất trời. Các sự vật, con vật không chỉ là sự vật vô tri vô giác đơn thuần mà cũng mang hồn người, cùng hòa nhịp vào để diễn tả bước chuyển biến của thời gian.

21 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

- Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"

+ Nhân hóa "Phăng mái chèo", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn thơ

+ Giúp hình ảnh được nhân hóa "con thuyền" thêm sinh động, cụ thể, mang những hành động như con người.

+ Nhấn mạnh khung cảnh người dân chài ra khơi đánh bắt cá.

21 tháng 7 2021

cảm ơn chị

Bài 1: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong những ví dụ sau:a, Ruộng nương anh gửi bạn thân cày   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.b, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước   Chỉ cần trong xe có một trái tim”c, Ung dung buồng lái ta ngồi,    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. d,  Mặt trời...
Đọc tiếp

Bài 1: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong những ví dụ sau:

a, Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

b, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”

c, Ung dung buồng lái ta ngồi,
    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 d,  Mặt trời xuống biển như hòn lửa

      Sóng đã cài then đêm sập cửa

      Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

      Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

e, Hồi nhỏ sống với đồng
   với sông rồi với bể
   hồi chiến tranh ở rừng
   vầng trăng thành tri kỷ

f, Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
   Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
   Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
   Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
   Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
   Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

g, Ðất nước bốn nghìn năm
    Vất vả và gian lao
    Ðất nước như vì sao
    Cứ đi lên phía trước.

h. Một dãy núi mà hai màu mây

    Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

    Như anh với em, như Nam với Bắc

    Như đông với tây một dải rừng liền.                  

k. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao đông! Tre, anh hùng chiến đấu!

1
26 tháng 6 2021

Lần sau chia nhỏ câu ra em nha

Tham khảo nha em:

a, 

+ Nhân hóa: nhớ

+ Hoán dụ: giếng nước gốc đa

- Tác dụng của biện pháp tu từ :

+ Thể hiện sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính.

+ Cho thấy sự gắn bó yêu thương của người lính với quê nhà. Các anh ra đi đều để lại những tình cảm lưu luyến với quê. Giữa người chiến sĩ và quê hương anh có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc

→ Các biện pháp tu từ đã làm cho lời thơ có sức truyền cảm, vừa mang đậm sắc thái dân gian.

b, 

Nghệ thuật tu từ hoán dụ “một trái tim”.

Giá trị nghệ thuật: Đây là hình ảnh, là nhãn tự của bài thơ. Trái tim thể hiện cho sức mạnh, tình yêu, cho ý chí chiến đấu kiên cường, cho tình thần sắt đá nhưng vẫn chan chứa yêu thương với Tổ quốc của người lính. Yêu thương đồng bào và sự căm thù những kẻ cướp nước là động lực thôi thúc những người lính lái xe ra trận. Những chiếc xe ngày càng hỏng hóc, tồi tàn do chiến tranh nhưng trái tim sắt đá của lính vẫn luôn nhắc nhở họ phải vững vàng tay lái trên những nẻo đường còn vang tiếng súng, tiếng bơm rơi.

c,

 Đảo ngữ ung dung: khẳng định, nhấn mạnh tư thế hiên ngang, sự lạc quan của người lính lái xe

Điêp ngữ nhìn: cho thấy tinh thần, khí thế, sự bình tĩnh đối mặt với khó khăn, hiểm nguy của người lính. Họ vững vàng trên con đường phía trước dầu khó khăn.