K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

vận động chân tay à

7 tháng 3 2022

cả người

28 tháng 2 2020

Em sẽ không bao giờ quên được những đêm trăng thu trên sân nhà. Nền sân gạch Bát Tràng đỏ au được quét sạch từ chiều, mẹ đem ba chiếc chiếu ra trải trên sân. Ông bà nội và bố mẹ ngồi uống nước, nói chuyện. Hôm nay còn có cụ Lâm, cụ Chiểu đến chơi. Năm, sáu đứa trẻ chúng em chơi trò bán hàng, phá cỗ… nói cười râm ran.

Trăng mỗi lúc một lên cao. Vượt khỏi rặng tre, trăng treo lơ lửng trên cao. Trăng sáng quá, đẹp quá! Em Hưng reo lên, chỉ tay lên sông Ngân Hà, nói: “Em đã nhìn thấy ông Thần Nông rồi các chị ơi!”. Gió mát rượi. Bầu trời đêm đầy sao. Cụ Lâm say sưa kể chuyện đi tham quan Lào về, cụ Chiểu nói chuyện bán bò, mua trâu, mua máy gặt… Khoai luộc, bắp luộc, mẹ bê từ bếp ra. Chúng em reo lên. Mọi người vừa ăn khoai, ăn bắp luộc vừa nói chuyện vui vẻ.

Ánh trăng thật đẹp và đáng yêu. Ngồi ngắm trăng trên sân, chúng em bàn về Tết Trung thu sắp tới, càng bàn càng náo nức. Nhiều đêm, em mang theo ánh trăng thần tiên vào giấc ngủ.

1 tháng 3 2020

Cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, tôi lại dành công việc đầu tiên cho ngày mới là bước ra khu vườn trước nhà để hít thở không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót véo von và ngắm nhìn những khóm hoa rực rỡ còn lấp lánh sương đêm.

Dường như chỉ sau một tuần mà cây trái ngoài vườn sum suê và xanh tốt hơn. Cả vườn thơm phức mùi trái cây, mùi hương của các loài hoa. Xa xa, ở góc vườn cây hoa hồng - chúa tể của các loài hoa đang khoe bộ váy màu hồng nhung của mình quyến rũ những chú ong, cô bướm.

Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời.

Các cô bướm dịu hiền lặng lẽ đến bên hoa cúc, hoa lan để trò chuyện và hút mật. Đám chim se sẻ bay qua đậu trên cây vú sữa. Chúng thận trọng từng con bay xuống ăn thóc cùng đàn gà, thấy bóng người chúng lại bay vút lên cao.

Khu vườn nhà tôi không rộng lắm nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Những quả vú sữa chín mẫm bóng treo lúc lỉu trên những cành cây. Mấy đứa em giục tôi lên hái, quả nào cũng chín mềm, dòng sữa ngọt lịm thơm lừng như sữa mẹ trào ra tù những quả vú sữa mới được hái xuống. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Trên mái nhà, những chú chim khuyên hót líu lo như đang chào đón một ngày mới.

Buổi đêm ở góc vườn nhà tôi, cảnh vật vui tươi rộn ràng, đẹp đẽ lạ thường, hương vị của trái cây tỏa thơm ngát làm tâm hồn khoan khoái. Tôi rất yêu quý khu vườn và vô cùng thích thú khi được hoà mình vào thiên nhiên tươi đẹp.

29 tháng 2 2020

  Nhân dịp nghỉ hè về thăm ngoại, em mới được chiêm ngưỡng cảnh vườn chiều thật thơ mộng và cuốn hút.

  Chiều là giây phút đẹp đẽ nhất trong ngày. Ánh nắng chói chang đã tắt, sương lạnh chiều hôm buông xuống cánh đồng còn nóng hổi và đình đồi nắng xém. Chỗ mặt trời vừa lặn xuống một cách bình dị không gợn một áng mây, tỏa ra một vùng đỏ ối hùng vĩ, sáng chói màu ngọc đỏ thắm và màu lửa rực cháy, tập trung ở một điểm trên đỉnh đồi và tỏa rộng ra đến nửa vòm trời, màu sắc nhạt dần. Phương đông có một vẻ đẹp riêng của nó, nền trời xanh thẳm, nổi lên một viên ngọc bình dị, một ngôi sao cô đơn mới mọc, lát nữa, nó sẽ khoe sáng với chị Hằng Nga, song nàng còn lẩn dưới chân trời.

  Không có chỗ nào kín đáo và thơ mộng hơn vườn chiều, cây cối um tùm, hoa nở khắp nơi, hương thơm bắt đầu lan tỏa. Một bên khu vườn có một tường thật cao ngăn cách với sân, còn bên kia là một con đường trồng toàn hoa mẫu đơn che khuất bãi cỏ. Giữa vườn là hàng ngọc lan đang tỏa hương thơm khắp vườn. Khu vườn ngăn cách với cánh đồng cô quạnh bên đời bằng một con đường ngoẳn nghèo, hai bên trồng toàn nguyệt quế. Ở cuối vườn là những khóm hoa nhài. Góc vườn một cây đa khổng lồ và một dãy ghế dài ôm vòng lấy cây. Trong cảnh tĩnh mịch ấy, sương đêm rơi nhè nhẹ, bóng chiều đổ xuống. Bất chợt, một cơn gió thoảng qua, em cảm thấy thoải mái và sảng khoái. Em lần bước theo những bồn cây đầy hoa quả, bỗng bị ánh trăng mới mọc tỏa xuống mảnh vườn thưa quyến rũ. Em dừng chân, chẳng phải nghe thấy hoặc trông thấy gì mà chính vì vó một mùi thơm lại thoảng lên...

  Nếu như buổi sáng vườn long lanh, mát mẻ trong những giọt sương sớm thì cảnh vườn chiều toát lên vẻ đẹp mờ ảo, thơ mộng của những tia nắng hoàng hôn. Điều này khiến em rất thích thú ngắm vườn vào mỗi chiều.

29 tháng 2 2020

Cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, tôi lại dành công việc đầu tiên cho ngày mới là bước ra khu vườn trước nhà để hít thở không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót véo von và ngắm nhìn những khóm hoa rực rỡ còn lấp lánh sương đêm.

Dường như chỉ sau một tuần mà cây trái ngoài vườn sum suê và xanh tốt hơn. Cả vườn thơm phức mùi trái cây, mùi hương của các loài hoa. Xa xa, ở góc vườn cây hoa hồng - chúa tể của các loài hoa đang khoe bộ váy màu hồng nhung của mình quyến rũ những chú ong, cô bướm.

Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời.

Các cô bướm dịu hiền lặng lẽ đến bên hoa cúc, hoa lan để trò chuyện và hút mật. Đám chim se sẻ bay qua đậu trên cây vú sữa. Chúng thận trọng từng con bay xuống ăn thóc cùng đàn gà, thấy bóng người chúng lại bay vút lên cao.

Khu vườn nhà tôi không rộng lắm nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Những quả vú sữa chín mẫm bóng treo lúc lỉu trên những cành cây. Mấy đứa em giục tôi lên hái, quả nào cũng chín mềm, dòng sữa ngọt lịm thơm lừng như sữa mẹ trào ra tù những quả vú sữa mới được hái xuống. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Trên mái nhà, những chú chim khuyên hót líu lo như đang chào đón một ngày mới.

Buổi sáng ở góc vườn nhà tôi, cảnh vật vui tươi rộn ràng, đẹp đẽ lạ thường, hương vị của trái cây tỏa thơm ngát làm tâm hồn khoan khoái. Tôi rất yêu quý khu vườn và vô cùng thích thú khi được hoà mình vào thiên nhiên tươi đẹp.

Bài số 4

Em đang say giấc ngủ, bỗng lắng nghe tiếng chim hót véo von, trong trẻo từ khu vườn vọng lại. Đôi mắt mở to, em bật dậy và chạy nhanh ra vườn, sung sướng hít thở không khí trong lành của buổi bình minh.

Lúc này, ông mặt trời dường như cũng vừa tỉnh dậy, đang chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống. Trên những cành cây kẽ lá vẫn lấp lánh màn sương. Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất là một bông hồng nhung đang hé nở. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật.

Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Giữa vườn là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quây quần ở giữa vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy.

Phía bên trái và bên phải góc vườn là hai hàng cau thẳng tắp. Đó là thành quả của ông bà nội em trồng sau khi mang giống từ miền Nam trong một chuyến du lịch. Hương cau thoang thoảng thật dễ chịu. Mỗi năm, cau ra vài vụ quả, không những đủ để bà ăn trầu, mà còn trở thành món quà để bà biếu những cụ già bên hàng xóm. Hai hàng cau làm thành tổ ấm cho những loài chim về trú ngụ. Chim véo von làm cho khu vườn thêm náo nhiệt.

Phía cuối vườn là mấy chậu mười giờ. Sáng sớm nên những bông hoa vẫn còn say ngủ, chưa kịp tỉnh giấc mà khoe sắc. Thế nhưng, dáng mảnh khảnh của cây hoa dự báo thòi gian này vẫn duyên dáng và đáng yêu đến lạ. Tiếp đến là cây khế ngọt với chùm rễ sum suê, khoác lên mình chiếc áo xanh mướt. Hoa khế nhỏ li ti, tim tím đang e ấp nấp sau đám lá như e thẹn. Những chú bướm đầy màu sắc bay về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp, làm khu vườn tràn ngập hương sắc. 

Khắp cả vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, nhẹ nhàng mà dễ chịu. Chị gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Lòng khoan khoái, em càng thêm yêu khu vườn và tự hứa sẽ dành thòi gian chăm sóc những người bạn nhỏ này nhiều hơn nữa.

TẢ VƯỜN CÂY VÀO BUỔI TRƯA

Bài số 5

Nhà em có một vườn cây nhỏ, nó chính là niềm tự hào của em.

Trong vườn, mẹ em trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Phần đất phía dưới là ngôi nhà của các loại rau như dền, mùng tơi và rau ngót. Ngoài ra còn có cả mấy luống rau bí và đậu đũa. Bốn góc vườn quất, ớt và hoa hồng. Phía trên mẹ em bắc nột cái giàn để trồng bầu, trông nó giống như bà mẹ đang giang tay che chở cho đàn con bên dưới khỏi mưa, nắng. Giàn bầu với những chiếc lá xanh to bản, những quả bầu to dài thòng xuống, treo lủng lẳng, như có ai đó dùng dây buộc vào. Vào buổi trưa, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, không còn sương đọng trên lá cây nữa nên lá không còn màu xanh mướt long lanh như ban sáng. Thay vào đó là những vạt nắng vàng như mật ong mới rót làm cho những chiếc lá chuyển sang màu xanh sẫm hơn. Trên nền xanh của lá bầu xen lẫn màu trắng của hoa bầu lấp lánh như những đốm sáng trong làn nắng. Cả giàn bầu trông giống như một mảnh vải xanh to điểm xuyết những chấm bi màu trắng, huyền ảo dưới ánh nắng vàng mật ngọt đậm đà, đẹp lạ thường.

Buổi trưa mùa hè là khoảng thời gian ngự trị của những tia nắng. Những tia nắng vàng giòn xuyên qua những kẽ lá bầu chiếu xuống mặt đất, tung tăng nhảy múa rất vui vẻ như những đứa trẻ nhỏ. Nền đất màu nâu được nắng chiếu xuống giống hệt như một chiếc chiếu hoa. Thỉnh thoảng có chị gió nhẹ nhàng vu vơ đến dạo chơi, chị khẽ lướt qua từng vòm cây, kẽ lá. Chị chơi trốn tìm cùng những tia nắng. Nhiều lúc mải chơi quá, chị quên cả thổi làm cho bầu không khí trở nên oi ả, nhưng lại thật là sảng khoái khi chị bất chợt thổi một luồng khí mát. Phía mặt đất màu đỏ của rau dền, của ớt lẫn màu xanh của bí, của đậu, của quất… tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc. Cây cối trong vườn cũng tranh thủ nghỉ ngơi, rúc đầu trong lá. Bụi hoa hồng đang ra hoa, những nụ hoa chúm chím nở, e ấp dưới nắng. Đôi bông hồng trắng, hồng nhung chớm nở tỏa hương thơm ngát, hòa lẫn mùi nắng mới khiến người ta ngây ngất.

Tô điểm thêm cho bức tranh ấy là một chú mèo mướp xinh đẹp đang nằm ngủ trưa ở cửa vườn. Đôi mắt chú lim dim. Hai cái tai thì vểnh lên, cái đuôi thì không ngừng phe phẩy. Mèo con giữ một nhiệm vụ quan trọng là canh giữ giấc ngủ trưa cho cây ối trong vườn. Đâu đó một vài chú chim cùng những chú ve mùa hè tấu lên bản nhạc giao hưởng quen thuộc. Một bản nhạc không thể thiếu trong những buổi trưa hè.

Gợi ý thêm cho các em bài văn mẫu tả cảnh vườn cây vào buổi trưa lớp 5 hay để các em tham khảo, qua đó bổ sung thêm vốn từ ngữ cho minh, phục vụ cho việc viết bài được tốt hơn nhé.

TẢ CẢNH BUỔI CHIỀU TRONG VƯỜN CÂY

Bài số 6

Làng quê hiện lên trong tôi bao giờ cũng gắn với nếp nhà mái ngói, với mảnh vườn bé xinh... Mỗi khi về quê, tôi thích nhất là ra vườn và khi xa quê, hình ảnh khu vườn lại theo tôi về thành phố.

Buổi sáng, tôi thường theo bà vào vườn hái rau, cắt hoa. Tôi thấy dễ chịụ bởi không khí trong lành và đầy tiếng chim. Buổi chiều, tôi lại theo chân ông vào vườn tỉa lá, bắt sâu hay nhổ cỏ. Lúc ấy với tôi, khu vườn bỗng trở nên vô cùng mới lạ...

Chiều. Đó là khoảng thời gian mọi hoạt động diễn ra sôi nổi, náo nhiệt nhất. Sau một ngày làm việc vất vả, ông mặt trời lui dần về nghỉ ngơi chứ không chói chang như ban ngày nữa. Ông thu về những tia nắng màu vàng làm cho không khí dịu mát hơn. Khắp mặt đất, cỏ cây ngập tràn ráng đỏ như dải lụa nhà ai vừa nhuộm phẩm màu rất đẹp. Chị gió đi đâu chơi cả chiều giờ mới về làm mát.

Khu vườn buổi chiều sôi động hẳn lên. Nó trở thành khu vui chơi của muôn loài. Ở đây hội tụ biết bao điều thú vị.

Người khách quen thuộc của khu vườn là cô ca sĩ họa mi lại cất vang tiếng hát. Không chỉ có hoạ mi mà còn nhiều loài chim khác khi kết thúc một ngày kiếm ăn lại quay về đây. Chúng đang chuẩn bị bữa tiệc âm nhạc với nhiều giọng ca mềm mại và trong trẻo... Những chàng giun đất sợ nắng, giờ mới chui ra nghe ngóng. Dưới đám cỏ, các anh kiến thợ vẫn hăng hái làm việc. Những nàng ong, nàng bướm bay về nhiều hơn, rập rờn trên những cánh hoa như muốn cùng khoe sắc. Mẹ con chị gà lại ra vườn tìm mồi. Mỗi khi kiếm được thức ăn, đàn gà con tranh nhau chí choé. Mấy chú chó, chú mèo được vào vườn chơi nên rất ngoan. Một chú mèo mướp rượt theo một nàng bướm suýt chạy vào luống rau của bà, vội dừng chân quay lại...

Chiều chiều, ông tôi thường hay bắt sâu, tỉa lá cho cây. Ông, cặm cụi, tỉ mỉ làm từng cây, từng cây một. Những con sâu thấy vậy vội vàng lủi vào trong. Cây cối được ông chăm sóc thích thú và biết ơn lắm. Chúng nghiêng mình vui đùa với nhau, với trời, với mây và với gió... Những bác cây ăn quả vui nhộn hẳn lên, nô đùa cùng lũ con, những cánh tay sải dài, vươn ra xa. Anh tía tô, chị kinh giới, cậu lá lốt... nói chuyện gì cười rôm rả. Cô mướp ở trên giàn cũng nghiêng mình xuống góp vui. Thỉnh thoảng bị trêu đùa, cô xấu hổ che mặt sau những chiếc lá xanh. Những bé hành lá mới trồng mải mê tập thể dục. Đi về phía bên kia vườn, chị em nhà hoa đang đua nhau khoe dáng. Những cánh hoa nở tung, rực rỡ. Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly... mỗi loài một màu sắc, một hương vị, một vẻ đẹp. Dường như sau một ngày nắng, được nạp thêm năng lượng, chúng khoẻ mạnh hơn nhưng vẫn mềm mại và yêu kiều...

Cả khu vườn ngập tràn màu sắc, âm thanh và hương vị. Khu vườn trở thành sân khâu của buổi hoà nhạc, có người biểu diễn, có người thưởng thức mà ông và tôi là những người thưởng thức say mê nhất, thưởng thức mọi vẻ đẹp của khu vườn. Ông vừa tỉa lá vừa đọc thơ cổ. Tôi đứng bên mà thấy lòng hạnh phúc ngập tràn khi được sống trong một không gian thiên nhiên tươi mới như vậy...

Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu, ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi.

6 tháng 7 2016

afternoon ( áp tơ nun ) : buổi chiều 

evening ( i vờ ninh ) : buổi tối 

night ( nai ) : buổi đêm

6 tháng 7 2016

afternoon, evening, night

4 tháng 4 2020

Buổi sáng nhiệt độ là t độ.

Buổi trưa nhiệt độ tăng thêm x độ nên nhiệt độ buổi trưa là t + x độ.

Buổi chiều nhiệt độ giảm đi y độ so với buổi trưa nên nhiệt độ buổi chiều là t + x - y độ.

Vậy biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là : t + x – y độ.

Học tốt

4 tháng 4 2020

                                                                 Giải

Nhiệt độ buổi sáng là : t ( độ ) 

Nhiệt độ buổi trưa là : t + x ( độ ) 

Nhiệt độ buổi chiều tối là : t + x - y ( độ ) 

Nhiệt độ buồi đêm là : t + x - y -z ( độ ) 

Chào Buổi Tối ❉ ! Xin Lỗi ☹ , Mấy Ngày Hôm Nay Tôi Có Tập Tính Hoạt Động Về Đêm☕ Nên Đêm Nào Cũng Đi Hỏi Như Thế Này Này❆! Giúp Nhé☺, Ôn Thi Mệt Thật⚽! Câu Hỏi: Câu 5: Nêu đặc điểm chung của Thú? Nêu vai trò của Thú?Câu 6: Kể tên các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó?Câu 7:  Trình bày các hình thức sinh sản ở động...
Đọc tiếp

Chào Buổi Tối ❉ ! Xin Lỗi ☹ , Mấy Ngày Hôm Nay Tôi Có Tập Tính Hoạt Động Về Đêm☕ Nên Đêm Nào Cũng Đi Hỏi Như Thế Này Này❆! Giúp Nhé, Ôn Thi Mệt Thật⚽! 


Câu Hỏi: 
Câu 5: Nêu đặc điểm chung của Thú? Nêu vai trò của Thú?

Câu 6: Kể tên các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó?

Câu 7:  Trình bày các hình thức sinh sản ở động vật?

Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

Câu 8: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh

và hoang mạc đới nóng. Giải thích?

Câu 9: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu

tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu

tranh sinh học.

Câu 10:  Phân biệt 3 bộ thú: ăn sâu bọ, gặm nhấm, ăn thịt dựa vào bộ răng?

 

2
24 tháng 4 2022

Câu 5: Đặc điểm chung của Thú:

Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ long mao bao phủ cơ thể, bộ rang phân hóa thành rang cửa, rang nanh và răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

Thú là động vật hằng nhiệt.

Vai trò của Thú :

*Vai trò của Thú:

-Cung cấp thực phẩm

-Cung cấp sức kéo

-Cung cấp dược liệu quý

-Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ

-Vật liệu thí nghiệm

-Tiêu diệt động vật gặm nhấm có hại cho nông – lâm nghiệp

Câu 6:

Các hình thức sinh sản ở động vật:

* Sinh sản vô tính:

- Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi).

* Sinh sản hữu tính:

- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp (thụ tinh) giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

Câu 7:

Có 2 hình thức sinh sản ở động vật: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính:

Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:

- Thụ tinh ngoài => Thụ tinh trong

- Đẻ nhiều trứng => đẻ ít trứng => đẻ con

- Phôi phát triển có biến thái => phát triển trực tiếp không có nhau thai => phát triển trực tiếp cho nhau thai.

- Con non không được nuôi dưỡng => con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ => được học tập thích nghi với cuộc sống.

Câu 8:

- Đặc điểm của động vật đới lạnh và động vật đới nóng :

 Động vật môi trường đới lạnh :

+ Cấu tạo : Bộ lông dày, lông màu trắng (mùa đông), có lớp mỡ dưới da dày.

+ Tập tính : Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét, hoạt động về  ban ngày trong mùa hạ.

 Động vật môi trường đới nóng :

+ Cấu tạo : chân dài, chân cao, móng rộng, đệm thịt dày, bướu mỡ lạc đà, màu lông nhạt giống màu cát.

+ Tập tính : mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân, hoạt động vào ban đêm, khả năng đi xa, khả năng nhịn khát, chui rúc sâu trong cát.

Câu 9 :

Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.

Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

- Sử dụng thiên địch:

+ Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật hại.

Vd: cá ăn bị gây và ăn ấu trùng sâu bọ.

+ Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

Vd: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

Vd: dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ.

- Gây với sinh diệt động vật gây hại.

Vd để diệt loài ruồi gây loét da lẻ bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực.

Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:

- Ưu điểm:

+ Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.

+ Tránh ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế:

+ Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

+ Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại.

+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Câu 10:

 Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

   - Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

   - Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

   - Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.

24 tháng 4 2022

hc sinh riết rồi nhiễm sinh hay sao mà em có " tập tính hoạt động về đêm" thếhiha

10 tháng 12 2019

Đáp án A

Lá cây Họ đậu đáp ứng với ánh sáng đó là hiện tượng cảm ứng.

20 tháng 2 2020

Nhiệt độ buổi trưa là 8 độ C

Nhiệt độ về đêm là -1 độ C