Có ý kiến cho rằng: Sở dĩ giả Đoàn Thị Điểm rất thành công trong bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” là bởi bài có cùng cảnh ngộ, cùng nỗi niềm đồng cảm với nhân vật người chinh phụ Ý kiến khác lại cho rằng: Bản diễn Nôm có những đoạn tuyệt bút thể hiện tài năng của dịch giả Đoàn Thị Điểm trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Bằng cảm nhận về đoạn trích vừa học, hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về các ý kiến trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
+Văn bản trên được trích trong "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn.
+ Hoàn cảnh : Giữa những tháng năm loạn lạc của đất nước, khi mà chiến tranh phi nghĩa xảy ra, tất cả những con người lương thiện đều bị chia rẽ hạnh phúc bởi những cuộc chiến đao gươm đó. Điển hình là các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở Kinh Thành Thăng Long, nhiều những người bố, người chồng, người cha phải ra trận để lại đằng sau những mái nhà tranh rách nát, người con, người vợ sầu ngóng trông. Cảm thương vô hạn với những đau thương và cả mất mát đó cùng với tinh thần căm ghét chiến tranh sâu sắc, Đặng Trần Côn đã gửi gắm vào Chinh phụ ngâm khúc, tái hiện lại nỗi đau của một người vợ có chồng đi lính, một trong những số phận bất hạnh trong guồng quay chiến tranh thời bấy giờ.
Câu 2 :
Từ láy "eo óc" và "phất phơ" đều là những từ láy có giá trị khắc họa lên khung cảnh âu sầu, buồn bã bởi lẽ tiếng gà đâu phải cục tác rộn rã, cây hòe như ủ rũ ngả nghiêng. Thật đúng là "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". "Gà gáy năm trống”, “Hòe rủ bốn bên” là hai câu thơ tả cảnh đặc sắc. Giá trị gợi thanh, gợi cảnh của chúng được sử dụng như phần nào gợi lên không gian ảm đạm, khắc họa nỗi cô đơn và sầu thương của người thiếu phụ.
Câu 3: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Nói về tâm trạng người thiếu phụ, có còn gì đau đớn hơn nữa ! Người chồng thân yêu của nàng giờ đây ở tận chốn biên cương xa vời, nơi bom đạn khói lửa "cổ lai chinh chiến cổ nhân hồi". Biết mấy ai còn trở lại, buồn bã đến tận cùng, cô đơn và bất hạnh dường như che lấp hết hạnh phúc đơn sơ của nàng. Chính vì đau khổ đến nhường ấy nên "khắc giờ" tưởng như "niên", nghĩa là tưởng như dài dằng dặc đến mấy năm trời vậy. Mỗi thời gian nàng sống trong nhung nhớ tận cùng, thủ pháp nghệ thuật so sánh đã tô đậm thêm nỗi niềm cô đơn ấy thêm đậm màu sắc. Và "mối sầu" cũng còn tựa như "miền biển xa", cái bất hạnh của trái tim nàng đã sánh với đại dương mênh mông, như bất tận, nghiệt ngã. Một lần nữa thủ pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng thật tài tình dưới ngòi bút tài hoa của Đặng Trần Côn. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của ông có lẽ đạt đến độ thành công dựa vào tâm hồn của người viết.
Câu 4 :
Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn để nhớ, để thương và để hoài niệm về người chồng của nàng. Thương và đau buồn đã làm cho tâm hồn đau khổ ấy "gượng". Từ "gượng" được sử dụng ở đây rất tài tình và khéo léo, bởi lẽ nó cho thấy được tâm trạng bơ phờ, chán chường đến tột bậc. Nàng "gượng" làm những việc đó vì tâm ý hướng về người chồng của mình. Và cô đơn lại xâm chiếm khiến mục đích ngược lại vì các ý thơ: hồn đà mê mải, lệ lại châu chan, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng cho thấy người chinh phụ đau đớn, không đạt được mục đích khi đốt hương, soi gương, gảy đàn nữa. Lẽ ra thay vì vui tươi, sung sướng thì tâm trạng ấy lại chùng xuống u ám đến đau lòng. Bi kịch ấy bởi lẽ chiến tranh đã tước đoạt đi người nàng yêu thương.
P/s :Câu 5,6 bạn tự làm nha, lớp 8 thôi nên hạn chế lắm :v
Mọi tính toán của lão Hạc phải nói là rất chặt chẽ, có lí có tình, thấu đáo mọi mặt mà điều quan trọng nhất là giữ lại được nhà cửa vườn tược cho con, bởi mảnh vườn và nhà cửa ấy đều mang trong nó “công cha nghĩa mẹ”, là nghĩa là tình. Chính đứa con trai của lão cũng nhận thức được điều ấy, nhận thức được trách nhiệm làm con chưa hoàn thành của mình: “xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo”. Lão Hạc nhận thức rất rõ hoàn cảnh và tình thế mà lão bị đặt vào: già cả không ai thuê mướn nữa, nhưng già thì cũng phải ăn, mà “miệng ăn núi lỡ”. Lão chọn giải pháp tự nguyện chết để bảo toàn tất cả cho con, để khỏi phiền hà người khác. Lão đã hành động theo đạo lí “đói cho sạch, rách cho thơm” theo truyền thống “giấy rách phải giữ lấy lề”. Lão có cái tên rất đẹp, tên của một loài chim nổi tiếng về sự thủy chung, tình nghĩa. Cái tên này cũng cho thấy phẩm chất của con người lão. Lão chọn cho mình cái chết đau đớn nhất là ăn bả chó, một loại độc được gắn với cái chết vốn dành cho loài chó. Phải chăng đây cũng là hành động trả nghĩa cho “cậu Vàng”?. Câu chuyện về lão Hạc là sự tố cáo mãnh liệt nhất, cho thấy tình cảnh và số phận bi đát của người nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến nửa thuộc địa.
Việc lão Hạc xin bả chó của Binh Tư là một chi tiết tạo nên bước ngoặt của câu chuyện. Để xin dược bả chó cho mình, lão đã phải đánh lừa Binh Tư, vì chỉ có Binh Tư mới có và có thể có loại bả chó mạnh nhất. Nhưng khi xin Binh Tư cũng phải hứa hẹn “chia phần” với hắn, bởi vì lão không có tiền để mua, mà phải xin, mà phải xin được một liều lượng vừa đủ, không ít quá. Việc xin bả chó này không chỉ đánh lừa Binh Tư mà còn tác động vào những suy nghĩ vốn tốt đẹp trước đây của nhân vật “tôi” về lão. Vì thế, cuộc đời quả thật “cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” trở thành hình thức mở đầu cho sự suy luận về cuộc đời của ông giáo. Binh Tư vốn “làm nghề ăn trộm” nên những người lương thiện như lão Hạc thì hắn không ưa, vì thế khi lão Hạc xin bả chó, lại kèm theo gợi ý chia phần thì hắn đồng ý ngay. Hơn thế hắn coi lão Hạc cũng là loại “mạt cưa mướp đắng” như hắn. Cái buồn về đời không phải là sự tha hóa nhân cách của lão Hạc mà điều buồn bã là lão muốn sống nhưng không đủ điều kiện để kéo dài cuộc sống, lão phải chấp nhận cái chết tự nguyện, tự mình kết liễu cuộc đời mình.
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc chỉ có hai người hiểu: đó là nhân vật “tôi” và “Binh Tư”. Đối với nhân vật “tôi”, cái chết đau đớn vật vã của lão Hạc gợi nên nỗi đau về nhân phẩm bị xúc phạm. Lão Hạc là một nhân cách cao quý, đáng trọng nhưng không được sống trong điều kiện tối thiểu, vì thế “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Chắc chắn trước cái chêt của lão Hạc, Binh Tư cũng nhận thức ra được phẩm chất cao quý, nghĩa tình thủy chung trước sau như một của lão, một con người giàu tình cảm mà khi phải bán con chó đi đã không cầm được nước mắt đã khóc “hu hu” trước mặt một người không phải là ruột rà thân thích của mình, đã xót xa ân hận vì “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”.
Cái chết vật vã đau đớn ấy cũng là một hình thức mà lão Hạc chọn để tự trừng phạt mình vĩ tội lừa dối “cậu Vàng” của lão.
1. Đặt vấn đề:Trong các thể loại văn học,truyện ngắn giữ vai trò xung kích trong việc phản ánh đời sống hiện thực. Mỗi truyện ngắn luôn thể hiện những trăn trở của người nghệ sĩ về cuộc đời,con người và các truyện ngắn ấy luôn để lại cho người đọc những bài học qua sự chia sẻ,gửi gắm của nhà văn. Bàn về truyện ngắn,có ý kiến cho rằng :"...",đến với tác phẩm "..." của NMC,ta sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của truyện ngắn cũng như thái độ của người cầm bút khi viết về con người và cuộc sống.2. Giải quyết vấn đề:a. Giới thuyết:- Ý kiến trên đã khẳng định vai trò của truyện ngắn : Truyện ngắn tuy khuôn khổ ngắn,ít nhân vật,sự kiện chỉ là những mảnh nhỏ,là lát cắt của đời sống nhưng lại phản ảnh những nét bản chât của đời sống một cách cô đọng và hàm súc,có tính gợi mở,mang ấn tượng rât đậm.- Muốn làm được điều đó,người viết truyện ngắn phải có tài nắm bắt những hiện tượng tưởng nhỏ nhặt bình thường trong cuộng sống nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao,sâu sắc. Nhà văn phải dồn nén ý tưởng trong một khuôn khổ hạn chế nên truyện ngắn thường tạo đượng tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩa,lối hành văn ngắn gọn,tiết chế nhất.- Truyện ngắn "..." của NMC: được viết sau năm 1975. Tác phẩm viết về đề tài thế sự,một bức tranh cuộc sống thời hậu chiến ở một làng chài miền Trung. Cụ thể hơn là bi kịch của một gia đình cùng với những chi tiết éo le nhưng qua đó gợi nên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Thông qua tác phẩm,nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.b. Phân tích:b.1.Đặc điểm của truyện ngắn:So với tiểu thuyết,truyện ngắn chỉ là một lắt cắt của một hoàn cảnh. Chính vì thế truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế,nhân vật rất ít,nhà văn thường hướng đến việc phát hiện và khám phá đời sống. Việc khắc họa một hiện tượng,một nét bản chất qua hình tượng nhân vật và tình huống chi tiết.b.2.Phân tích tác phẩm:-Truyện ngắn "..." tập trung xây dựng tình huống nhận thức: Phùng trở về vùng biển miền Trung để chụp bức ảnh tĩnh vật thuyền và biển. Trong truyến đi ấy,anh không chỉ chụp được bức ảnh đẹp để có những cảm nhận về cái đẹp nghệ thuật mà còn thấy một cảnh ngộ đau lòng về cuộc sống của một đôi vợ chồng hàng chài,bi kịch ấy bắt nguồn từ chính sự đói nghèo.- Là một nghệ sĩ,Phùng rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Anh cảm thấy câu nói của người xưa :" Nghệ thuật là cái đẹp,là đạo đức". Chính nhờ được chứng kiến một cảnh tượng tuyệt mĩ của tạo hóa mà tâm hồn Phùng như được gột rửa tinh khôi. Qua chi tiết này,NMC muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong cuộc sống,con người cần biết vươn mình lên để khám phá cuộc sống,biết yêu quý cái đẹp hiện hữu trước mắt. Đặc biệt với giới văn nghệ sĩ cần biết khám phá chất thơ của hiện thực để làm đẹp hơn cho đời.-Tuy nhiên, truyện ngắn "..." tập trung vào tình huống éo le của bi kịch gia đình hàng chài. Từ con thuyền đẹp như mơ đó bước ra là những người xấu xí (gã chồng vũ phu,nhẫn tâm dánh đập người vớ... Người đàn bà cam chịu,nhẫn nhục...Đứa con vì bênh mẹ đã lao vào đánh cha mình...).+ Có thể nói nhà văn đã lựa chọn một cảnh ngộ tiêu biểu cho cuộc sống bất hạnh của người lao động hàng chài. Câu chuyện về người phụ nữ mà Phùng được nghe giúp người đọc hiểu về cuộc đời bà (lai lịch,số phậm,tính cách). Đây là một phát hiện,một khám phá mang tính bản chất về cuộc sống thời hậu chiến. Cuộc sống sau chiến tranh bộn bề lo toan trở thành đề tai nổi bật trong nhiều tác phẩm của các nhà văn thời kì này.+ Ngoài ra,NMC còn viết về vấn đề bạo lực gia đình nảy sinh từ sự nghèo khổ. Vấn đề nhà văn đặt ra ở đây là một cuộc chiến đấu mới đầy cam go,quyết liệu và không kém gì hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ vừa xảy ra mới đây - đó là cuộc chiến chống đói nghèo và tha hóa con người.=> Thông điệp thẩm mĩ của tác giả: nhà văn phải là người gắn bó với cuộc đời,đừng tạo cho mình một khoảng cách mà hãy đứng giữa dòng chảy cuộc sống để khám phá,phát hiện thêm các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chỉ có như vậy mới mong hiểu đúng được bản chất của cuộc sống vốn phức tạp,phong phú,muôn màu.c. Nâng cao:- Truyện ngắn có dung lượng không nhiều,nhân vật ít,xảy ra trong một không gian và thời gian hạn chế nên đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn những chi tiết cô đúc,giọng văn chứa nhiều hàm ý để phản ánh bản chất cuộc sống và gửi gắm những trăn trở,suy nghĩ của mình về con người.- Truyện ngắn "..." là một bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến mỗi người : Hãy biết lắng nghe cuộc sống. Truyện ngắn đã tạo ra sự chia sẻ,đồng của về những vấn đề mà nhà văn chưa nói hết.3. Kết thúc vấn đề:Ý kiến trên đã cho ta thấy rõ đặc điểm nổi bật của truyện ngắn,từ đó thấy được trách nhiệm của nhà văn và việc tiếp nhận đúng đắn nơi bạn đọc.Văn học phản ánh cuộc sống,vì thế thông qua một truyện ngắn nhà văn cũng muốn đối thoại,chia sẻ với bạn đọng những trăn trở,suy tư với bạn đọc các vấn đề nhân sinh.
Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ có sức sống lâu bền trong dân gian, vớ chèo trụ vững với thời gian là tác giả đã xây dựng thành công chân dung người phụ nữ với những tính cách trái ngược với xã hội phong kiến bấy giờ. Bởi vậy khi đọc hay xem vở chèo này: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (“Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.
Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú. Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến khác với số đông nhân vật nữ chính khi ra trò đều mang những nét chung của tính cách được giáo dục trong nếp lễ giáo gia đình phong kiến với nền luân lý Nho gia. Nhân vật Mầu xuất hiện đã thu hút người nghe, người xem qua lời giới thiệu độc đáo. Thị Mầu là hình tượng khiến người tiếp nhận có ấn tượng đậm nét với vẻ ngoài của nhân vật. Vẻ đẹp ngoại hình của Mầu có sự cộng hưởng của cái yếm thắm trong đó thổn thức bộ ngực con gái thèm khát yêu đương, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với con mắt sắc như dao cau, với nụ cười tươi nở ra trên đôi môi đỏ mọng, và với cái thân hình uốn éo luôn để lộ những đường cong khêu gợi…Thị Mầu từ kịch bản văn học bước ra sân khấu đã hút hồn người xem bởi chính ánh mắt đong đưa, lúng liếng, lời nói ngọt ngào, sóng sánh như mật, nụ cười môi thắm, răng trắng ngọc ngà mời mọc, năm ngón tay búp măng nõn nà xòe, phẩy quạt, váy áo bay tung, dải thắt lưng xanh phấp phới, quấn quyện ngay trên đầu chú tiểu trẻ đang ngồi gõ mõ, niệm kinh, chịu trận như hóa đá... những bước đi vòng rộng nhún nhẩy, dáng dấp phóng túng bay bướm đầy ắp sinh khí như muốn phá tung mọi ràng buộc của lễ nghi phong kiến. Rõ ràng vẻ bên ngoài của Thị Mầu đã toát lên tính cách, việc làm, tâm tư của Thị. Nguyên tắc đối lập trong xây dựng nhân vật chèo cổ đã làm nổi bật hai hình tượng. Thị Kính – áo nâu sồng, miệng tụng kinh, tay gõ mõ, ngồi bất động, Thị Mầu áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ, tay cầm quạt, thoắt gập, thoắt xòe…Thị Kính trần tư bao nhiêu thì Thị Mầu cuồng nhiệt bấy nhiêu. Thị Kính dịu dàng, kín đáo, đoan trang, Thị Mầu lại mạnh mẽ, lẳng lơ, táo bạo. Thị Kính càng né tránh thì Thị Mầu càng lăn xả để thỏa mãn dục tình. Không chỉ bộc lộ cảm thức về thân phận, tính cách bản năng. Họ khao khát được yêu – một tình yêu chân thành, và ở một chừng mực nhất định, chèo đã hé lộ những khát khao tính dục từ phía người phụ nữ - một dục vọng hết sức con người. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Sự thật có biết bao người con gái đau khổ, bất hạnh vì hôn nhân không tình yêu bởi hệ luật ép duyên. Nên lời Thị Mầu thể hiện sự phản kháng với lễ giáo vô lý trong xã hội mà quyền yêu và lấy người mình yêu không được ủng hộ, chấp thuận. Thị Mầu trong chèo cũng là một tấm gương điển hình về sự phá phách, chống lại những trói buộc của chế độ phong kiến hà khắc, khát khao hướng tới hạnh phúc của người phụ nữ thời bấy giờ. Người phụ nữ này dám bộc lộ hết mình, biết sống, biết khao khát tận hưởng với đời. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.Thị cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Mầu ở đây thật mới. Cô chấp nhận, van lơn thứ tình “ở trọ”, “qua đường” và chính trong cái quyết liệt đó đã mai phục sẵn một tâm thế liều lĩnh: “mai sau dù có ra sao cũng đành” sẽ được bùng lên ở những chặng sau trong cuộc đời cô. Sự nổi loạn của Thị Mầu là thách thức xã hội:
“Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn
Chính chuyên chẳng để sơn son mà thờ”
Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. Có bao nhiêu cô gái thời đại ấy đã dám làm thế như Thị Mầu. Đến ngay cả Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. Và nghệ thuật dân gian mang hơi thở của cuộc sống. Nên con người của nghệ thuật phải chăng chính là con người của cuộc đời. Và khát vọng của Thị Mầu là của bao cô gái trong xã hội phong kiến. Qua những phân tích trên thì mọi người có thể thấy rõ là em nghiêng về quan niệm thứ hai nhiều hơn.
Tóm lại Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.
Em đồng ý với ý kiến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau và hiểu về văn bản một cách sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu văn bản, chúng ta cần tìm hiểu đồng thời theo nhiều cách để hiểu sâu về văn bản.
1. Cảnh nhân dân chống bão lụt
a. Nội dung
- Thời gian: “gần một giờ đêm”.
-> Khuya khoắt, con người phải được nghỉ ngơi.
=> Việc hộ đê của nhân dân đã kéo dài cả ngày đến đêm khuya mà vẫn chưa được nghỉ ngơi.
- Thiên nhiên:
+ Trời (trên cao)
. Trời mưa tầm tã.
. Trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống.
+ Sông (dưới thấp)
. Nước sông Nhị Hà lên to quá,
. Dưới sông thời nước vẫn cuồn cuộn bốc lên.
- Con người:
+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
+ Chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài.
b. Nghệ thuật
- Tính từ, động từ dồn dập:
+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
+ Trời mưa tầm tã.
+ Trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống.
- Hình ảnh so sánh: “người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.”
- Câu văn cảm thán:
+ “xem chừng núng thế lắm”, “không khéo thì vỡ mất”.
+ Tình cảnh trông thật là thảm…
+ Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Lo thay! Nguy thay!
=> Kết hợp bút pháp tả thực với biểu cảm, trữ tình để phản ánh cuộc sống.
=> Tình cảnh thê thảm của nhân dân
2. Cảnh quan phủ cùng tay chân cờ bạc, hưởng thụ, để dân... sống chết mặc bay
a. Nội dung
- Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
- Không gian: đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.
- Quan phụ mẫu: uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi.
- Lính lệ, quan dưới quyền:
+ Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lọng, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm.
+ Bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.
- Đồ dùng:
+ Mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía.
+ Hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
+ Chung quanh sập bắc bốn ghế mây.
=> Đi chơi, đắm mình trên chiếu bạc
- Cảnh chơi bạc:
+ Trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng
+ Quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh
+ Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền “Ừ”.
+ Kẻ này “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.
- Bình luận:
+ Quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy. Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.
+ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?... Đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị.
+ Than ôi! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà bên tả bên hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…
+ Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập!
=> Say sưa, đắm mình trên chiếu bạc.
b. Nghệ thuật
- Miêu tả tăng cấp:
Dân, người dưới quyền | Quan phụ mẫu |
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! | - Gắt: Mặc kệ! |
- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi | - Đỏ mặt tía tai quát: Đê vỡ rồi!... thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày! |
- Thầy đề tay run cầm cập thò vào đĩa nọc. | - Ù bài, vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày! |
-> Hình ảnh đối lập gay gắt.
=> Kẻ quan liêu, vô trách nhiệm reo vui, sung sướng tột bậc khi được hưởng một món tiền lớn giữa lúc nhân dân đau khổ đến mức thẳm sâu, không thể đo đếm được.
“Ấy, trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.”
e cs thể lm theo ý ngắn gọn để triển khai ra nhe chứ làm nguyên 1 bài dài lắm:
+MB: giới thiệu tác giả tác phẩm đoạn trích
+TB: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (trích dẫn 8 câu thơ ra) - Cảnh vật + “Gà eo óc”, “năm trống”: Gợi âm thanh của sự lẻ loi, cô quạnh và thời gian ban đêm trống vắng
=> Người chinh phụ nhớ chồng thao thức suốt đêm + “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: Bóng cây hòe ngoài sân trong vườn ngắn rồi dài, dài lại ngắn nhàm chán không có sức sống.
=> Cảnh vật gợi sự cô quạnh, hoang vắng đến đáng sợ - Thời gian + “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Một giờ xa cách như một năm dài đằng đẵng.
=> Nỗi buồn kéo dài vô tận. + “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa”: Cụ thể hóa nỗi sầu, giúp người đọc cảm nhận được sự dàn trải của nó.
=> Tô đậm nỗi cô quạnh, sầu muộn dàn trải của người chinh phụ - Hành động. + Động từ “gượng”: gượng gạo, miễn cưỡng + “Hương gượng đốt”, “hồn đà mê mải”: Miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lại mê man. + “Gương gượng soi”, “lệ lại châu chan”: Gượng gạo soi gương mà òa khóc + “Gượng gảy ngón đàn”: Khát khao hạnh phúc nhưng lại sợ điềm gở - Hình ảnh: “Sắt cầm, dây duyên, phím loan”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi nhưng lại gợi nỗi đau chia lìa
=> Người chinh phụ càng cố gắng giải tỏa thì tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi sầu muộn càng trở nên ám ảnh.
-Đánh giá ND+NT
KB: Đánh giá lại nội dung đoạn trích