đặc trưng của nghề gốm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nghề làm gốm
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm gốm gồm các đặc trưng: làm đất ( thấu đất). Tạo hình sản phẩm gốm trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm.
- Nghề làm dệt vải
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm dệt vải gồm các đặc trưng: bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xé bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành những tấm vải.
Làng tranh Đông Hồ
Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...
Tham khảo:
Người dân tộc Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, xem lúa nước là đối tượng canh tác chính. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán… Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai); làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh)…
Tham thảo:
Người dân tộc Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, xem lúa nước là đối tượng canh tác chính. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán… Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai); làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh)…
Tham khảo
Nghề bác sĩ
Là cứu người, giải quyết những vấn đề liên quan đến bệnh tật cho bệnh nhân. Qua dịch Covid 19, nghề bác sĩ còn trở nên đáng trân trọng và cao quý hơn rất nhiều.
Đặc điểm của kinh doanh
Kinh doanh là một ngành nghề với đặc thù riêng và những đặc điểm của nó cụ thể như sau:
+ Trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Toàn bộ các hoạt động kinh doanh đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ đổi lấy tiền, hay giá trị của tiền.
+ Giao dịch trong nhiều giao dịch: Trong kinh doanh, việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ chính là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm, dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
+ Lợi nhuận là mục tiêu chính: Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích đó là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận cũng là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.
+ Kết nối với sản xuất: Dù kinh doanh lĩnh vực gì thì cũng đều phải có sự kết nối với sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp này, nó được gọi là hoạt động công nghiệp. Những ngành công nghiệp có thể chính hay phụ.
+ Tiếp thị và phân phối hàng hóa: Hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị hay phân phối hàng hóa trong trường hợp gọi là hoạt động thương mại.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng
- Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.
- Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam
b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
- Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.
- Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.
c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng
- Lựa chọn đất.
+ Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.
+ Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...
- Xử lí, pha chế đất
+ Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.
+ Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.
- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay
- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.
- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò
d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng
- Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,...
- Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Nghề gốm đã xuất hiện từ 6 đến 7 nghìn năm trước. Nó là một phong tục, văn hóa của người Việt, đặc biệt là những người vùng Hòa Bình, Bắc Sơn...