K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

Chủ động theo công thức các thì

Bị động thì có tobe với Phân từ 2 hoặc 1 số từ như have trong htdt

7 tháng 9 2018

Is dentist seen by you today ?

7 tháng 9 2018

Trả lời :

Is the dentist see you today ?

Hok tốt

Chủ ngữ :

Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).

Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)

Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).

Quyển sách bạn tặng tôi rất hay (Quyển sách bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ - vị đóng vai trò làm chủ ngữ, quyển sách bạn: chủ ngữ/ tặng tôi: vị ngữ, quyển sách bạn tặng đóng vai trò là chủ ngữ trong câu "Quyển sách bạn/ tặng tôi rất hay").

* Vị ngữ :

- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).

- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)

- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm")

* Trạng ngữ

Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. "Tôi - lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).

Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).

Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).

Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).

- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).

* Bổ ngữ

- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).

- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).

* Định ngữ

- Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").

- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").

- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ - tặng là cụm Chủ ngữ - Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ "Quyển sách").

13 tháng 8 2021

A) chạy bộ / là một hoạt động rất thú vị và bổ ích

B) màu xanh/ là màu của hòa bình 

C) em học giỏi/ khiến bố mẹ vui lòng 

D) em /là học sinh giỏi 

E) buổi sáng hôm ấy, / mẹ đưa em đi dạo phố 

F) em, bạn Mai Anh đang chơi rubik 

G) học quả là khó khăn, vất vả 

H) hôm nay, ở trường em tổ chức trung thu 

I) vào năm học mới, chiếc cặp mà bố tặng em rất đẹp 

~~hoc~~tot~~

20 tháng 8 2023

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. (Câu này không phải câu bị động đâu)

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều. (đây mới câu bị động á)

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. 

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn: tổng kết lại vẻ đẹp của Kiều.

29 tháng 5 2016
Cấu trúc của câu bị động trong tiếng anh1. Use of Passive: (Cách sử dụng của câu bị động):

Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.

Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)

Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống. Ví dụ: A mistake was made. Câu này nhấn mạnh vào trạng thái rằng có 1 lỗi hoặc có sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai gây ra lỗi này.

 

Video hướng dẫn học câu bị động kèm bài tập về câu bị động2. Form of Passive Cấu trúc câu bị động:

Subject + finite form of to be + Past Participle

(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2) Example: A letter was written.

Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:

Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động. Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished.  (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)

Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ “to be” được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ “to be” được chia ở dạng số ít.

  • Present simple (Hiện tại đơn) The car/cars is/are designed.
  • Present perfect (HT hoàn thành) The car/cars has been/have been designed.
  • Past simple (Quá khứ đơn) The car/cars was/were designed.
  • Past perfect  (Qk hoàn thành) The car/cars had been/had been designed.
  • Future simple (Tương lai đơn) The car/cars will be/will be designed.
  • Future perfect  (TL hoàn thành) The car/cars will have been designed
  • Present progressive  (HT tiếp diễn) The car/cars is being/are being designed.
  • Past progressive  (Qk tiếp diễn) The car/cars was being/were being designed.
Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động. Ví dụ:
  • Active Professor Villa gave Jorge an A. (Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)
  • Passive An A was given to Jorge by Professor Villa. (Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)
  • Passive Jorge was given an A. (Jorge được chấm một điểm A)

Trong khi học tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.

I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).

Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.

Hiện tại thường hoặc Quá khứ thường

am
is 
are 
was 
were

+ [verb in past participle]

Active: Hurricanes destroy a great deal of property each year.
Passive: A great deal of property is destroyed by hurricanes each year.

Hiện tại tiếp diễn hoặc Quá khứ tiếp diễn

am
is 
are 
was 
were

+ being + [verb in past participle]

Active: The committee is considering several new proposals.
Passive: Several new proposals are being considered by the committee.

Hiện tại hoàn thành hoặc Quá khứ hoàn thành

has
have
had

+ been + [verb in past participle]

Active: The company has ordered some new equipment.
Passive: Some new equipment has been ordered by the company.

Trợ động từ

modal

+ be + [verb in past participle]

Active: The manager should sign these contracts today.
Passive: These contracts should be signed by the manager today.

Các ví dụ về sử dụng Câu bị độngCác nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động. My leg hurts.

Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.

The US takes charge: Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.

  • The bird was shot with the gun.
  • The bird was shot by the hunter.

Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:

  • Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
    • Could you please check my mailbox while I am gone.
    • He got lost in the maze of the town yesterday.
  • Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy

    • The little boy gets dressed very quickly.

    • - Could I give you a hand with these tires.

    • - No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.

Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.

  • to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)
    • This table is made of wood
  • to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)
    • Paper is made from wood
  • to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
    • This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
  • to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
    • This soup tastes good because it was made with a lot of spices.

Phân biệt thêm về cách dùng marry và divorce trong 2 thể: chủ động và bị động. Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get maried và get divorced trong dạng informal English.

  • Lulu and Joe got maried last week. (informal)
  • Lulu and Joe married last week. (formal)
  • After 3 very unhappy years they got divorced. (informal)
  • After 3 very unhappy years they dovorced. (formal)

Sau marry và divorce là một tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: To mary / divorce smb

  • She married a builder.
  • Andrew is going to divorce Carola
  • To be/ get married/ to smb (giới từ “to” là bắt buộc)
  • She got married to her childhood sweetheart.
  • He has been married to Louisa for 16 years and he still doesn’t understand her.                                                                         bài tập thực hành:                                                                                                                                                              

    I/ Change the following sentences from active into passive form.

    1. Somebody has taken my briefcase.

    2. The teacher returned our written work to us.

    3. She had finished her report by soon.

    4. The mad dog bit the little boy.

    5. The police have arrested five suspects.

    6. The doctor ordered him to take a long rest.

    7 lightening struck the house.

    8. A group of students have met their friends at the rail way station.

    9. They didn’t allow Tom to take these books home.

    10. The teacher won’t correct exercises tomorrow.

    11. Marry has operated Tom since 10 o’clock.

    12. This is the second time they have written to us about this.

    13. Mr. Smith has taught us French for two year.

    14. They didn’t look after the children properly.

    15. Nobody swept this street last week.

    16. People drink a great deal of tea in England.

    17. People speak English all over the world.

    18. Tom was writing two poems.

    19. She often takes her dog for a walk.

    20. They can’t make tea with cold water.

    21. The chief engineer was instructing all the workers of the plan.

    22. Somebody has taken some of my book away.

    23. They will hold the meeting before the May Day.

    24. They have to repair the engine of the car.

    25. The boys broke the window and took away some pictures.

    26. People spend a lot of money on advertising everyday.

    27. They may use this room for the classroom.

    28. The teacher is going to tell a story.

    29. Marry is cutting the cake with a sharp knife.

    30. The children looked at the women with a red hat.

    31. She used to pull my hat over my eyes.

    32. For the past years, I have done all my washing by hand.

    33. A pair of Robins has built a nest in the porch since last week.

    34. The police haven’t found the murderer yet.

    35. They sold one of her paintings at $1,000.

    36. I will put your gloves back in the drawer.

    37. People speak English in almost every corner of the world.

    38You mustn’t use the machine after 5.30 p.m.

    39. Luckily for me, they didn’t call my name.

    40. After class, one of the students always erases the chalk board.

    41. You must clean the wall before you paint it.

    42. They told the new pupil where to sit.

    43. I knew that they had told him of the meeting.

    44. Nobody has ever treated me with such kindness.

    45. No one believes this story.

    46. A sudden increase in water pressure may break the dam.

    47. We must take good care of books borrowed from the library.

    48. A man I know told me about it.

    49. We can never find him at home for he is always on the move.

    50. They use milk for making butter and cheese.

    II/ Change the following sentences from active into passive form.

    II.1     Yes – No questions.

  • 1.Do they teach English here?
  • 2.Will you invite her to your wedding party?
  • 3.Did the teacher give some exercise?
  • 4.Is she going to write a poem?
  • 5.Have they changed the window of the laboratory?
  • 6.Is she making big cake for the party?
  • 7.Has Tom finished the work?
  • 8.Are the police making inquires about the thief?
  • 9.Must we finish the test before ten?
  • 10.Will buses bring the children home?
  • II.2   Wh – question:

    11. When will you do the work?

    12. How many days did she spend finishing the work?

    13. How do you spend this amount of money?

    14. What books are people reading this year?

    15. How did the police find the lost man?

    16. Who looked after the children for  you?

    17. How long have they waited for the doctor?

    18. What time can the boys hand in their paper?

    19. Why didn’t they help him?

    20. Who are they keeping in the kitchen?

    II.3     Sentences with verbs “continue and begin”.

    21. We’ll continue to use this computer.

    22. They began to plant rubber trees in big plantation.

    23. People can continue to enjoy natural resources.

    24. People will continue to drink coca – cola in the 21st century.

    25. American people began to love football.

    II.4    Sentences with phrasal verbs.

    26. They gave up the research after three hours.

    27. Someone should look into the matter.

    28. Don’t speak until someone speak to you.

    29. A neighbor is looking after the children.

    30. Your story brings back pleasant memories.

    II.5 Sentences with verbs of perception: (giác quan)

    31. I have heard her sing that song several times.

    32. People saw him steal your car.

    33. The teacher is watching them work.

    34. He won’t let you do that silly thing again.

    35. People don’t make the children work hard.

    36. They made him work all day.

    37. The detective saw the woman putting the jewelry in her bag.

    38. The terrorists made the hostages lie down.

    39. Police advise drivers to use an alternative route.

    40. She helps me do all these difficult exercises.

    II.6 Sentences with “advise, beg, order, urge, agree, decide...”.

    41. She advised me to sell that house.

    42. They beg us to help them.

    43. He orders us to clean the floor.

    44. He recommends me to do the job.

    45. She urged him to visit her parents as soon as possible.

    II.7 Sentences of imperative:

    46. Open your book!

    47. Take off your hat!

    48. Don’t do that silly thing again!

    49. Let tell them about it!

    50. Don’t let the other see you!]

    II.8 Some special sentences:

    51. It is dangerous for us to take the short cut.

    52. You need to have you hair cut.

    53. You must see it to believe it. hoc tieng anh

    54. John wants someone to take some photographs.

    55. We enjoy writing letter.

    III. Read the sentences then write another sentences with the same meaning.

  • 1.It is believe that the wanted man is living in New York.
  • - The wanted man..............................................................................................................

    2. It is said that many people are homeless after the flood.

    - Many people...................................................................................................................

    3. It is known that the Prime Minister is in favor of the new law.

    - The Prime Minister.......................................................................................................

    4. It is expected that the government will lose the election.

    - The government............................................................................................................

    5. It is thought that the prisoner escaped climbing over the wall.

    - The prisoner..................................................................................................................

    6. It is believed that the thieves got in through the kitchen.

    - The thieves....................................................................................................................

    7. It is alleged that he drove through the town at 90 miles an hour.

    - He.................................................................................................................

    8. It is reported that two people were seriously injured in the accident.

    - Two people....................................................................................................

    9. It is said that three men were arrested after the explosion.

    - Three men....................................................................................................

    10. It is said that he is 108 years old.

    - He....................................................................................................................

    11. They rumored the man was still living.

    - The man.........................................................................................................................

    12. They declared that she won the competition.

    - She................................................................................................................................

    13. People believed that13 is an unlucky number.

    - Number 13...................................................................................................................

    14. They saw that John is the brightest student in class.

    - John..............................................................................................................................

    15. People believed that the earth stood still.

    - The earth......................................................................................................................

     

    VI. Change the following sentences into passive voice (5points).

    1. She has to pick fruit very early in the morning.

    2. The house was dirty because she hadn’t cleaned it for weeks.

    3. She is taking care of the baby girl.

    4. Children should treat old men with respect.

    5. She was wearing her new T-shirt when I met her yesterday. 

30 tháng 5 2016

Câu bị động là gì?
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
Ví dụ:
Tôi ăn cái bánh (câu chủ động : vì chủ từ "tôi" thực hiền hành động "ăn")
Cái bánh được ăn bởi tôi ( câu bị động : vì chủ từ "cái bánh" không thực hiện hành động"ăn" mà nó bị "tôi' ăn)
Trong tiếng việt chúng ta dịch câu bị động là "bị" (nếu có hại) hoặc " được" ( nếu có lợi)
Khi chúng ta học về passive voice, theo “bài bản” chúng ta sẽ được các thầy cô cho học một công thức khác nhau cho mỗi thì.
Ví dụ như thì hiện tại đơn thì chúng ta có công thức :
S + is /am /are + P.P
Qúa khứ đơn thì có :
S + was / were + P.P
Cứ thế chúng phải căng óc ra mà nhớ hàng loạt các công thức ( ít ra cũng 13 công thức). Như vậy chúng ta rất dễ quên và hậu quả là mỗi khi làm bài gặp passive voice là lại lúng túng.

 

Vậy có công thức nào chung cho tất cả các thì không nhỉ ? Câu trả lời là CÓ !

Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy tất cả các công thức trên đều có một điểm chung, từ đó tôi tóm gọn lại cho ra một công thức duy nhất ! Nếu nắm vững công thức các em có thể làm được tất cả các loại passive thông thường, công thức lại đơn giản. Vậy công thức đó như thế nào mà “ghê gớm “ thế?

Công thức này gồm 3 bước như sau: để cho dễ làm các em nên làm ngược như sau:
Trước hết các em phải tiến hành chọn động từ passive, lưu ý không được chọn HAVE và GO nhé. Sau đó các em chỉ việc tiến hành 3 bước chính sau đây:
1) Đổi động từ chính ( đã chọn ở trên) thành P.P.
2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) giống như động từ câu chủ động.
3) Giữa chủ từ và động từ có gì thì đem xuống hết.

Như vậy là xong 3 bước quan trọng nhất của câu bị động (trong đó bước 2 là quan trọng nhất và hầu hết các em đều thường hay bị sai bước này ). Nắm vững 3 bước này các em có thể làm được hết các dạng bị động thông thường, các bước còn lại thì dễ hơn:
4) Lấy túc từ lên làm chủ từ :
Thông thường túc từ sẽ nằm ngay sau động từ, nếu phía sau động từ có nhiều chữ thì phải dịch nghĩa xem những chữ đó có liên quan nhau không, nếu có thì phải đem theo hết, nếu không có liên quan thì chỉ đem 1 chữ ra đầu mà thôi.
5) Đem chủ từ ra phía sau thêm by
6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi
ví dụ minh họa:
Hãy đổi câu sau sang bị động:
Marry will have been doing it by tomorrow.
Chọn động từ: xem từ ngoài vào ta thấy có will (bỏ qua) tiếp đến là have (bỏ qua , vì như trên đã nói không được chọn have ), been (đương nhiên là bỏ qua rồi), going (cũng bỏ qua luôn, lý do như have) đến doing : à ! nó đây rồi Sadchọn doing làm động từ chính)

1) Đổi V => P.P : doing => done
......done..............
2) Thêm (be) và chia giống V ở câu trên : (BE) =>BEING (vì động từ thêm ING nên be cũng thêm ING)
......being done..............
3) Giữa Marry và doing có 3 chữ ta đem xuống hết (will have been).
.....will have been being done....
4) Tìm chủ từ: sau động từ có chữ it , ta đem lên đầu :
It will have been being done....
5) Đem chủ từ (Mary) ra phía sau thêm by :
It will have been being done by Mary
6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi
It will have been being done by Mary by tomorrow.
Vậy là xong, các bn cứ theo các bước mà làm không cần biết nó là thì gì (ở đây là thì tương lai hoàn thành tiếp diễn). Dễ chưa !
Ghi chú:
- Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu nhé

- Nếu chủ từ là : people, something, someone, they thì có thể bỏ đi (riêng các đại từ : I ,you, he... thì tùy theo câu , nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ )
- Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định
- Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này
ví dụ:
Did your mother cook the meal?
=> Was the meal cooked by your mother ?
They don't take the book.
=> The book isn't taken.
Đồi với câu hỏi cần phân ra làm 2 loại : loại câu hỏi yes/no và loại câu hỏi có chữ hỏi (còn gọi là WH question)
1) ĐỐI VỚI CÂU HỎI YES / NO:
Câu hỏi yes / no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do,does,did đầu câu

Bước 1 :

Đổi sang câu thường

Bước 2:

Đổi sang bị động ( lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học.)

Bước 3:

Đổi trở lại thành câu hỏi yes / no

 Cách đổi sang câu thường như sau :

Nếu các bn biết cách đổi sang câu nghi vấn thì cũng sẽ biết cách đổi sang câu thường: làm ngược lại các bước của câu nghi vấn, cụ thể như sau:

- Nếu có do, does , did đầu câu thì bỏ - chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do,does, did )

- Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ từ.

Ví dụ minh họa 1: ( trợ động từ đầu câu)

Did Mary take it ?

Bước 1 :

Đổi sang câu thường : bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ

=> Mary took it.

Bước 2 :

Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1

=> It was taken by Mary

Bước 3:

Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn

=> Was it taken by Mary?

Các bn cũng có thể làm theo cách thế to be vào do,does, did như "mẹo" ở bài 1

Ví dụ minh họa 2: ( động từ đặc biệt đầu câu)

Is Mary going to take it ?

Bước 1 :

Đổi sang câu thường : chuyển động từ đặc biệt (is) ra sau chủ từ :

=> Mary is going to take it.

Bước 2 :

Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1

=> It is going to be taken by Mary

Bước 3:

Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn ( đem is ra đầu )

=> Is it going to be taken by Mary ?
2) ĐỐI VỚI CÂU HỎI CÓ CHỮ HỎI:
Cách làm cũng chia ra các bước như dạng trên, nhưng khác biệt nằm ở bước 2 và 3

Bước 1 : Đổi sang câu thường

Bước này phức tạp hơn dạng 1, để làm được bước này các em phải biết chia nó làm 3 loại

- Loại chữ hỏi WH làm chủ từ : ( sau nó không có trợ động từ do,does,did mà có động từ + túc từ)

What made you sad? (điều gì làm bạn buồn ?)

Who has met you ? (ai đã gặp bạn ? )

Loại này khi đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức mà không có bất cứ sự thay đổi nào

- Loại chữ hỏi WH làm túc từ: ( sau nó có trợ động từ do, does, did hoặc động từ đặc biệt + chủ từ )

What do you want ?

Who will you meet ?

Khi đổi sang câu thường sẽ chuyển WH ra sau động từ

- Loại chữ hỏi WH là trạng từ : là các chữ : when, where, how , why

When did you make it ?

Giữ nguyên chữ hỏi , đổi giống như dạng câu hỏi yes/no

Bước 2 :

Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1

Bước 3:

Đổi trở lại câu hỏi có chữ hỏi ( đem WH ra đầu câu)

Ví dụ minh họa:1 ( WH là túc từ, có trợ động từ)

What did Mary take ?

Bước 1 :

Đổi sang câu thường : Có trợ động từ did => What là túc từ :bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ, đem what ra sau động từ :

=> Mary took what.

Bước 2 :

Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1

=> What was taken by Mary

Bước 3:

Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn : (vì lúc này what là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa )

=> What was taken by Mary ?

Ví dụ minh họa:2 ( WH là túc từ, có động từ đặc biệt)

Who can you meet ?

Bước 1 :

Đổi sang câu thường : Có động từ đặc biệt can , Who là túc từ : chuyển ra sau động từ meet , you là chủ từ :chuyển can ra sau chủ từ you

=> you can meet who.

Bước 2 :

Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1

=> Who can be met by you ?

Bước 3:

Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn : (vì lúc này who là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa )

=. Who can be met by you ?

Ví dụ minh họa:3 ( WH là chủ từ )

Who took Mary to school ?

Bước 1 :

Đổi sang câu thường : Sau who là động từ + túc từ => who là chủ từ => đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức

=> Who took Mary to school

Bước 2 :

Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1

=> Mary was taken to school by who

Bước 3:

Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn : (vì lúc này là câu hỏi nên who phải ở đầu câu )

=> Who was Mary taken to school by ?

Nếu By đem ra đầu thì who phải đổi thành whom:

=> By whom was Mary taken to school ?
ĐỐI VỚI CÂU KÉP:
Dù đã vững về cách làm câu đơn nhưng đôi khi các bạn lại lúng túng khi gặp phải những câu có nhiều mệnh đề. Cách làm cũng không khó nếu các em biết phân tích ra thành từng câu riêng rồi làm bình thường, giữ lại các từ nối.

Ví dụ:

When I came, they were repairing my car.

Nhìn vào là thấy rõ ràng có 2 mệnh đề, các em cứ việc tách chúng ra rồi làm bị động từng mệnh đề:

When I came : mệnh đề này không đổi sang bị động được vì không có túc từ

they were repairing my car. làm bị động như bình thường => my car was being repaired

Cuối cùng ta nối lại như cũ :

When I came, my car was being repaired

Dạng này suy cho cùng cũng là cách làm từng câu như ta đã học ở trên, còn một dạng nữa phức tạp hơn mà trong các bài kiểm tra cũng thường hay cho, các bn cần lưu ý.

Đó là dạng một chủ từ làm 2 hành động khác nhau, ví dụ : They opened the door and stole some pictures dạng này các em cũng tách làm 2 phần nhưng nhớ thêm chủ từ cho phần sau:

They opened the door and they stole some pictures

Lúc này các em chỉ việc đổi sang bị động từng câu riêng biệt và giữ lại liên từ and là xong.

=> The door was opened and some pictures were stolen.ok

 

21 tháng 11 2017

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Ở trường, em luôn cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.

Cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ

21 tháng 11 2017

     Mùa hè năm ngoái, tôi được đi Trà Vinh chơi. Lúc đó, Trà Vinh đã vào mùa gặt. Năm đó được mùa lớn. Xóm làng quê tưng bừng như ngày hội. Bà con cô bác xóm dưới sóctrên vô cùng mừng vui, hớn hở. Những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, vàng rực một màu lúa chín. Gió thổi, lúa reo, lúa hát trong âm thanh rì rào. Tàu thuyền cập bến, hối hả chở lúa đi, về trong nắng đẹp.

đúng rôì đó bn ak ko chép mạng đâu

18 tháng 11 2023

 A. Khi, giống, cũng, cần, bị, phạt, nhầm, được.

28 tháng 6 2017

- Người đi lại rất đông đúc.

- Các phương tiện giao thông như ô tô, xe khách, xe máy cũng đang đi lại.

- Chú cảnh sát giao thông đang quan sát phương tiện.

- Những ngôi nhà san sát nhau.

- Các bạn học sinh đang đi học đến ngôi trường tiểu học Bình Minh.

- Có cửa hàng thời trang cho bé, đồ dùng gia đình, cửa hàng ăn, hiệu sách…

 

20 tháng 12 2017

Gia đình em gồm 6 người gồm: ông, bà, bố mẹ, em trai, và em.

26 tháng 8 2019

- Ở lớp em đã tham gia các hoạt động: thể dục, quan sát các cảnh vật xung quanh trường, được chơi trò chơi cùng các bạn.

- Em thích nhất là được chơi trò chơi bịp mắt cùng các bạn.