Sáng tác 1 bài thơ lục bát về Chủ tịch Hồ Chí Minh ( tối đa 4 dòng )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
Trên vùng quê thân thương mến yêu
Đồng xanh mơ màng, lá vàng rơi reo
Đồng cỏ, đồng ruộng, mỗi khúc đường quê
Đẹp như tranh vẽ, hòa quyện cùng người
3.
Buổi sáng, cảnh sinh hoạt bình dị hiện lên trong mắt tôi trên con phố nhỏ. Người dân bước đi trong vội vã nhưng vẫn không mất đi nụ cười và sự thân thiên. Tiếng cười, nói sum họp và tràn đầy từ các quấn cà phê, ăn sáng khiến không khí trở nên ấm áp. Một nhóm học sinh chia sẻ những câu chuyện và tiếng cười khi tới trường mang đến cảm giác thật vui vẻ và năng động. Người bán hàng rong đi khắp phố reo hàng thu hút sự chú ý của người qua đường. Đây là cảnh tượng bình yên nhưng tràn đầy sức sống, thể hiện tình thương và sự kết nối cộng đồng rất lớn
thôi thôi đừng hỏi như này
thầy cô mà biết được m toang rồi
mhưng mà bạn giống như tôi
nên tôi sẽ giup,nên tôi sẽ làm
Tham khảo
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay. Ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ, để mỗi người có thể chia sẻ buồn vui. Hoặc có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút căng thẳng cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn thế nhưng khi đọc bài thơ cảnh khuya của Bác, ta vẫn thấy hiện lên mội bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bài thơ cho ta hiểu rõ hơn về Bác – đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cành khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Đọc hai câu thơ mở đầu, ta như cảm nhận được một không gian tĩnh lặng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Đây là vào một đêm khuya trong khu rừng ở chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy, Bác Hồ vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần bí của nó. Dưới ngòi bút tinh tế, tài ba của Bác, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thần tiên cùa đất trời. Cảnh vật như tĩnh lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp khắp núi rừng. Âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng soi rọi khắp núi rừng tạo nên một bức tranh phong cảnh vô cùng hấp dẫn: trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cỏ thụ, trăng in bóng vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đên câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…
Nếu bức tranh của thơ xưa là đượm buồn và không thể hiện được rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên thì bức tranh trong thơ Bác lại có sức sống hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe thấy tiếng suối chày như tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng như chợt tỉnh, ở đây, Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đề gợi tả sự yên tĩnh, vẳng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu trăm năm về trước Nguyễn Trãi cũng từng nghe thấy:
Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
(Côn Sơn ca)
Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chúng ta như thấy hiện ra một bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bóng cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu tỏa khắp cánh rừng tạo nên một khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm bốn câu vậy mà Bác đã dành một nửa để miêu tả vẻ thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên. Hơn nữa, ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạm quên đi những khó khăn vất vả của cuộc chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Nhưng nếu ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là mội tâm hồn đang trằn trọc chưa ngủ vì một lẽ rất cao cả là lo nỗi nước nhà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người cùa Bác: một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời qua đây ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, làm giảm bớt đi sự vất vả mà hàng giờ, hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như Bác luôn thường trực câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp, đất nước chúng ta đã thanh binh, tự do, hạnh phúc. Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung, thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng.
Tham khảo
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.
Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."
Bạn tham khảo nhé
Chiến thắng Việt Bắc, Thu — Đông 1947 đã ghi vào lịch sử bằng những nét vàng son chói lọi của quân và dân ta. Khi chiến dịch đang còn diễn ra vô cùng ác liệt, để thế hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết, Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya để tả cảnh suối rừng Việt Bắc vào một đêm trăng đẹp và nỗi lòng thao thức của Người.
Đến với hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ như vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo nên thơ, nên họa, nên nhạc. Và hiện lên trên bức tranh đó là hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống hoà đồng giữa thiên nhiên chan hoà của chiến khu Việt Bắc.
Quả đúng như vậy, núi rừng Việt Bắc với tiếng suối chảy êm đềm như bản nhạc của con người từ xa vọng lại: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát của con người. Đây là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ thứ hai với chữ “lồng” thật ấn tượng, chữ “lồng” đã nhân hoá trăng, cổ thụ, hoa làm cho vần thơ dào dạt chất trữ tình. Chữ “lồng” giúp cho sự vật hiện lên sinh động và â'm áp lạ thường: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ chỉ bằng ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng cuối cùng là hoa, vần thơ đầy ánh sáng kết hợp với tiểu đối: “trăng lồng cổ thụ >< bóng lồng hoa” tạo nên bức tranh cân xứng, hài hoà với ngôn ngữ trang trọng vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại.
Hai câu thơ cuối cùng “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, đây chính là “nhãn tự “ của bài thơ vì nó diễn tả sâu sắc tâm tình của người thi sĩ - chiến sĩ. Câu thơ thứ ba mở ra như một cái bản lề vừa khái quát lại bức tranh tuyệt vời của Việt Bắc, vừa mở ra tâm trạng của người thi sĩ, của vị lãnh tụ. Không nhừng thế, câu thơ thứ tư còn lí giải với người đọc về tâm trạng “người chưa ngủ” không chỉ vì xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ: “chưa ngủ vì lo nổi nước nhà”. Điệp từ “chưa ngu” được nhắc lại hai lần tạo cho âm điệu bài thơ trở nên nhịp nhàng như dòng cảm xúc tâm tình của Người. Chữ “nỗi” đã nói tới những sự việc ngốn ngang chưa xong xuôi của đất nước đang xâm chiếm hết tâm hồn của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ, ở đó đã có sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ; màu sắc cố điển hoà hợp với màu sắc hiện đại. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ với cảm hứng thiên nhiên chan hoà, với cảm hứng yêu nước. Do vậy, đọc thơ Người chúng ta càng thêm kính yêu và tự hào về Bác.
Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc khángchiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Nguyên tác của Bác viết:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danhtiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngàycòn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh
trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi cósự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầyniềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câuthơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.
Ðọc và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Bác Hồ
HCM: Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc khángchiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Nguyên tác của Bác viết:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danhtiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngàycòn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi cósự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầyniềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câuthơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.
Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
đây nha bạn
like mik nha :3