K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  9. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?  BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CONMột trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có...
Đọc tiếp

  9. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? 

 

BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON

Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có thể sập xuống bất cứ lúc nào và luôn miệng hỏi mọi người:

- Có thấy Paul, con trai của tôi đâu không?

Mọi người đều nghĩ rằng ông phát cuồng vì mất con và làm cản trở công việc của những người cứu hộ. Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói:

- Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.

Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người còn sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất:

- Bố ơi, chúng con ở đây.

Ông điên cuồng đào bới. Mọi người xung quanh thấy thế vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống, trong đó, khoảng hơn một chục đứa trẻ ngước mắt lên hi vọng, chờ đợi. Người cha lần lượt kéo từng đứa trẻ lên và Paul là người lên sau cùng.

Khi đã ở trong vòng tay cha, cậu bé nói trong nước mắt:

- Con biết bố không bao giờ bỏ con mà! Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!

1
12 tháng 2 2022

giúp minh với

25 tháng 3 2022

D

Đọc câu chuyện sau:             Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một ngôi trường tiểu học, người ta phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi trên người chỉ mặc một bộ quàn áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau:

             Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một ngôi trường tiểu học, người ta phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi trên người chỉ mặc một bộ quàn áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.

             Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: "Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói" Cậu bé nhận lương khô khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó...

 Qua câu chuyện trên, em hiểu thế nào là tình thương yêu trong cuộc sống?

 

1
26 tháng 3 2021

tham khảo dàn ý ạ

2.2 Cảm xúc, suy nghĩ về hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện.- Khâm phục ý thức kỉ luật về nếp sống văn minh: xếp hàng, cảm ơn khi được giúp đỡ.- Cảm phục hành động của em bé: Trước hoàn cảnh đó, con người thường bi quan tuyệt vọng, và chỉ lo lắng cho bản thân mình. Cậu bé trong câu chuyện biết hi sinh quyền lợi bản thân vì cộng đồng. Đặt trong cảnh ngộ cậu bé lâm vào cảnh khốn khó mới thấy rõ hơn lòng vị tha, nghĩa cử cao đẹp của người công dân nhỏ tuổi, thấy được vẻ đẹp của một nền văn hoá, chiều sâu của một nền giáo dục.- Rút ra bài học bản thân: sự chia sẻ, tình tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng, nếp sống văn minh, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...2.3 Thông điệp gửi tới nhân vật nhỏ tuổi trong câu chuyện:- Cảm thông chia sẻ những mất mát, khó khăn không dễ vượt qua của em bé và của nhân dân Nhật bản.- Bày tỏ sự khâm phục trước những việc làm của người bạn nhỏ.- Hi vọng, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp đối với nhân dân Nhật Bản.- Tự nguyện ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản.- Suy nghĩ về mình, về dân tộc mình.
30 tháng 7 2018

- Khi trận động đất vừa xảy ra, ông dặn vợ mình ở nhà an toàn và lập tức lao đến trường học, lớp học của con ông và cố gắng đào bới đống gạch để cứu con mình.

- Việc làm của ông đã cứu sống được 14 học sinh trong số 39 em ở lớp của Armand.

- Việc làm của ông đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm về lời hứa của mình. Ông đã hứa với con của mình: “Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!” và ông đã thực hiện được lời hứa đó dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào.

28 tháng 11 2023

Khi động đất, ngôi trường của cậu bé trở thành đống đổ.

16 tháng 5 2018

điều sẽ xảy ra đối với đất ở đó là

_ Đất đai sạt lở, sói mòn.

_ Đồi trọc càng nhiều.

_ Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.

_ Lũ quét tấn công nhanh.

_ Ô nhiễm môi trường càng nhiều.

_ Thiếu hụt ô xi trong không khí.

_ Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người và sinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.

16 tháng 5 2018

Trả lời:

Khi cây trong rừng bị tàn phá hết, thì đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.

Em và người thân cần làm những việc để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là:

- Không chặt phá rừng bừa bãi.

- Không xả rác tùy tiện.

- Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí, không phung phí,..

- Không đốt các chất độc thải ra môi trường.

- Không đánh bắt động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

- Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường

- Phải có những phản ánh đối với các hành vi phá hoại môi trường

- Trồng cây gây rừng

- Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường xung quanh

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

- Không tham gia các hành vi mang tính phá hoại môi trường

Đề bài: Em hãy viết về cảm xúc khi ra trường     Chỉ con một ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Yên Kỳ yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh...
Đọc tiếp

Đề bài: Em hãy viết về cảm xúc khi ra trường

 

 

   Chỉ con một ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Yên Kỳ yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong tâm trí em.

    Em bâng khuâng nhớ về về ngày đầu đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà to thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép sau lưng mẹ. Cũng như em có vài bạn học trò mới. Chỉ có một vài bạn con trai là bình tĩnh, chạy trên sân trường.

    Vào lớp 1, em được học cô Phú. Cô Phú là một giáo viên dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em rất nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm thơ, viết văn- những điều em không thể làm khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc làm nũng bố mẹ và cô giáo.

     Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều. Em đã lớn hơn, đã sắp là một cậu học sinh cấp 2. Sắp phải xa mái trường in dấu biết bao nhiêu tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá. Em sẽ chẳng còn thấy được cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hòa mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn ở trên sân trường này nữa. Lại còn cái cổng trắng. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học… Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

      Được lên lớp 6, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời cảm ơn và xin lỗi. Cảm ơn thầy cô vì đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải. Chúng em xin lỗi thầy cô vì nhiều khi đã để thầy cô buồn lòng. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

     “Mái trường ơi, xin cho em gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu. Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối lớp 1, 2, 3, 4. Sẽ có ngày em trở về nơi đây…”

6
27 tháng 6 2020

tra loi hay nhan xet zay

27 tháng 6 2020

nhận xét giùm mk nha

2 tháng 2 2023

Khi soạn Bài tập làm văn – em thấy:

– Nhân vật trong câu chuyện rút ra kinh nghiệm qua những gì đã xảy ra khi nhờ bố làm bài: Chỉ có khi tự mình thực hiện, tự mình viết thì mới thể hiện được cá tính, nét độc đáo riêng biệt của mỗi người bạn của mình và của chính bản thân mình.

– Em đồng ý với điều đó. Vì bài văn là một hình thức sáng tạo của cá nhân. Để có thể biểu hiện được cá tính và độc đáo thì phải tự mình làm vì lời văn và cách tư duy của mỗi người là khác nhau.

- Em đồng ý với ý kiến của nhân vật.

- Vì chỉ khi tự mình thực hiện, tự mình viết thì mới thể hiện được cá tính, nét độc đáo riêng biệt của mình. 

-Bài tập làm văn cần đến sự sáng tạo của mỗi cá nhân, bởi vật cần phải tự mình suy nghĩ và hoàn thành thay vì nhờ sự giúp đỡ của người khác.
22 tháng 12 2023

- “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình” – đó là bài học mà Ni-cô-la đã rút ra được qua những gì đã xảy ra. 

- Bài học này không chỉ đúng với riêng Ni-cô-la mà đúng với mọi học sinh. Chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.

- Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi, giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên, viết một bài tập làm văn phải là hoạt động của cá nhận, không thể hợp tác như làm những công việc khác. 

21 tháng 6 2020

E sẽ ra can ngăn. Trong trường hợp hai bạn tỏ rất hung hăng, có vẻ mất kiểm soát, để vừa cứu người vừa bảo vệ an toàn cho bản thân e sẽ báo cho thầy cô hoặc người lớn xung quanh biết để họ ngăn cuộc xung đột này lại. Bài học rút ra trong tình huống này đó là ko vì 1 mâu thuẫn nhỏ mà dẫn đến xung đột, gây mất đoàn kết hay gây ra bạo lực học đường, hãy cố gắng tìm cách tốt nhất để hòa giải mà ko gây ra bất kì thương tiếc nào cho cả 2 bên