K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ BÀI: Đọc đoạn trích:Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả -Biết yêu và biết ghét –Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: Đọc đoạn trích:

Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả -Biết yêu và biết ghét –Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế -Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.

(Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi–Nguyễn Văn Thạc)Thực hiện các yêu cầusau:

Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2.Theo anh/chị, luồng gió lạnh ngắt mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc nói đến trong đoạn trích ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3.Anh/chị học tập được gì cho cách sống của bản thânqua những dòng nhật ký của liệt sĩNguyễn Văn Thạc trong đoạn trích trên?

0
  Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh...
Đọc tiếp

 

 

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)

Câu 2.1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2.2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Câu 2.3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 2.4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

 
0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?

(…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

                                                  Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

1
8 tháng 11 2021

sao k có câu trả lời vậy

7 tháng 12 2021

thì ch ai trả lời =))

BÀI TẬP 1: PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1:

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Câu 6 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

1
10 tháng 4 2022

Tham khảo
I,
Câu 1: nghị luận

Câu 2:

điệp từ "hoặc"

Liệt kê: bất đồng quan điểm, không còn yêu thương, không cho mình nữa, không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến; một xu, một miếng bánh nhỏ

Câu 3:

Lời cảm ơn rất cần cho mỗi người để hành xử văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Cảm ơn là câu cửa miệng và hãy nói bằng lòng chân thành.

Câu 4:

Bài học về lòng biết ơn, sống bằng sự biết ơn chân thành chứ không nên là một kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát.

II,
Câu 5:

Lòng biết ơn rất cần trong cuộc sống của mỗi người. Lòng biết ơn chính là ghi nhớ, trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Nó được biểu hiện qua lới nói như câu cảm ơn, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoặc vô tình giúp họ được một điều nào đó. Lòng biết ơn mang lại giá trị cho chính con người. BIết cách trân trọng điều người khác tạo nên, bạn vừa sống có giá trị, bạn vừa tạo ra ý nghĩa lớn lao cho cộng đồng. Lòng biết ơn còn là nền tảng phẩm chất tốt đẹp của nhiều đức tính, nhiều lối sống khác trong cuộc sống.Khi có lòng biết ơn, ta sẽ thấy sự tốt đẹp của cuộc sống này và cả ta, chính ta cũng góp phần làm cuộc sống thêm hi vọng, thêm xanh tươi hơn. Những ngày như Nhà giáo Việt Nam, Thương binh liệt sĩ chính là những ngày lễ của lòng biết ơn. Nhờ thế mà con người thêm gần nhau, thêm gắn kết và thêm yêu thương. Sống vô ơn bạc bẽo, ăn cháo đá bát chỉ khiến bạn ngày một rơi và hố sâu của sự tuyệt vọng, đau khổ và tự thêm dằn vặt mình mà thôi. Hãy có lòng biết ơn và dùng yêu thương trao đi sự biết ơn ấy để nhân rộng cái đẹp ở đời. 

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

     Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

     Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

 

     Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

     Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

     Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

     Đọc - hiểu Đọc đoạn trích dưới đây.       Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail...
Đọc tiếp

 

    Đọc - hiểu 

Đọc đoạn trích dưới đây.

       Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: "Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: "Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất". Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất". Tôi nghĩ không có tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trí tuệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

      (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr. 130).

Thực hiện các yêu cầu: 

       Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

       Câu 2: Theo anh/chị, "điều ngược lại" được nói đến trong đoạn trích là gì?

       Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? 
       Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Tại sao?

      Làm văn

        Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành thành công trong cuộc sống.


 

 

 

 

1
24 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé !

Câu 1: 

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển”

Câu 2: 

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển.

Câu 3: 

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng:

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên.

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.

Câu 4:

 Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.  Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

24 tháng 3 2021

Em cần câu 1 phần làm văn nữa anh ạ

Phần I: Đọc- hiểu (3 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:   Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, vì mỗi giọt máu cho đi sẽ có một cuộc đời ở lại. Không chỉ vậy bạn còn được khám sức khỏe, kiểm tra nhóm máu và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.Theo nghiên cứu, hiến máu không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc- hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

   Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, vì mỗi giọt máu cho đi sẽ có một cuộc đời ở lại. Không chỉ vậy bạn còn được khám sức khỏe, kiểm tra nhóm máu và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.Theo nghiên cứu, hiến máu không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Những người thường xuyên hiến máu trong nhiều năm thường giảm được 88% các cơn đau tim và 33% bệnh tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ…Mặt khác, khi hiến máu, cơ thể giống như được “thay máu”, các thành phần máu được tái tạo và trẻ hóa, có sức đề kháng cao hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày…Một giọt máu hồng, san sẻ yêu thương. Cho đi những giọt máu chính là bạn đang ươm mầm sự sống. 

                                                                           (Theo báo đời sống, sức khỏe)

a/ Xác định phương thức biểu đạt. (0.5đ)

b/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Hãy diễn đạt nội dung ấy bằng một vài câu văn..(1đ)

c/ Tìm một câu ghép trong đoạn văn trên  và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. (1,5 điểm )

Phần II: Tự luận  (7 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn(6-8 câu) trình bày các giải pháp của em để kêu gọi mọi người nói không với thuốc lá. (3đ)

Câu 2: Em hãy thuyết minh một đồ dùng học tập hoặc một đồ dùng sinh hoạt. (4đ)

Giúp mình với nha mình cần bài gấp!!!!!

1
16 tháng 12 2021

 a,PTBĐ : thuyết minh

Mk giải ý a thôi

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA   Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh...
Đọc tiếp

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA

   Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh bạn của tôi, bởi vì ít ra thì anh vẫn còn sống."

   Một người thất bại trên chốn quan trường bị đẩy xuống làm một người bình thường. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho mình quyền cao chức trọng. Thượng Đế liền giới thiệu người tàn tật với ông ta. Người tàn tật nói: "Phải biết bằng lòng với bản thân đi, ít ra thì thân thể của ông vẫn còn lành lặn".

   Một thanh niên đến tìm Thượng Đế, anh ta phàn nàn với Thượng Đế rằng, mọi người không tôn trọng và coi trọng anh. Thượng Đế giới thiệu anh ta làm quen với người thất bại trên chốn quan trường. Người đó nói với anh thanh niên: "Anh phải biết bằng lòng đi, ít ra anh còn trẻ, đường đi phía trước của anh còn dài lắm".

   Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên.

Bài làm

Cuộc đời! Đôi khi không như ta mong đợi! Có lúc nó gian nan, khổ cực, tuyệt vọng; có lúc thì lại may mắn, vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau. Nhưng không có cuộc đời nào tròn trịa, hoàn hảo cả. Hầu như, mọi người đều nghĩ là tất cả là tại Thượng Đế. Trách móc Ngài không có lòng thương người, không giúp cho mọi người có những cuộc đời tròn trịa. Nhưng không phải thế! Cuộc đời tròn trịa và tươi đẹp nhất là cuộc đời của những ai biết vượt lên khó khăn, gian khổ. Biết tự mình tạo ra cuộc đời cho chính bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai cả. Thượng Đế không cho cuộc đời nào tròn trịa cả bởi vì ngài muốn chính con người phải biết vượt qua nó, đó chính là thử thách của ngài dành cho chúng ta.Vậy mà ta lại không biết điều đó. Ước gì mọi người chúng ta đều biết yêu thương, quý trọng cuộc đời của mình. Phải thấy biết ơn khi mình được sinh ra, được sống và được làm việc. Có những cuộc đời rủi ro, bất hạnh vì mới sinh ra đã kết thúc. Nhưng lại có những cuộc đời may mắn vì được sống lâu, làm ăn phát đạt. Nhưng ta có biết rằng đó chính là món quà quý giá nhất mà Thượng Đế ban tặng cho ta. Mọi người không những không biết ơn món quà đó mà lại còn than thở, trách móc Thượng Đế - người đã tặng cho họ món quà ấy.  Tại sao Thượng Đế lại không dạy cho ta rằng đó là cách Người đánh giá một con người khi mà ta còn sống? Mà đến khi họ mất đi rồi, Ngài mới cho họ biết để rồi họ hối hận và tự trách móc mình là tại sao lúc còn sống mình lại không làm như thế? Nhưng Ngài không sai, nếu lúc họ còn sống, Ngài dạy cho họ cách sống thì đó đâu phải là cuộc đời nữa! Ngài muốn con người tự biết định hướng cho tương lai, biết tự hối hận với quá khứ và biết bằng lòng với hiện tại. Đó mới là cuộc đời, cuộc sống! Những người biết vậy là những người hạnh phúc và có cuộc đời tròn trịa. Cuộc đời ta tròn trịa khi ta biết bằng lòng với chính mình:

                                             “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
                                            Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

                                                                      (Nguyễn Quang Hưng)

0
giúp mình với Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con...
Đọc tiếp
giúp mình với Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người. Đó có thể là những trở ngại mà ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi có thể tự đứng thẳng trên đôi chân của mình, đôi lúc chúng như những đám mây đen kịt báo hiệu một cơn giông bão lớn đang đến, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che.. (Trích Hạt giống tâm hồn) Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn văn Câu 3. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4, Có ý kiến cho rằng " Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
1
9 tháng 3 2023

Câu 1: PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2: Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể ( Đây là thành phần tình thái  thể hiện mức độ phỏng đoán ở mức độ sẽ xảy ra ) xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người.

Câu 3: Thử thách sẽ luôn tồn tại ở hành trình của mỗi người và nó cũng sẵn sàng làm con người gục ngã bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn ấy, vượt qua chúng bằng chính sự dũng cảm và khát vọng của chính mình. 

Câu 4:  Em đồng ý với quan điểm " Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ". Ước mơ nó chỉ là những khao khát, là giấc mơ của con người về tương lai, nó còn là động lực làm điểm tựa để con người phấn đấu vươn lên trên mọi giới hạn của bản thân. Thế nhưng ước mơ không thành sự thật nếu bạn chỉ nuôi dưỡng nó trong sự ảo tưởng mà không hành động. Không có thành công nào mà không được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Mác nói rằng " nên biết ước mơ" còn Lênin " phải hành động". Hành động sẽ mang tính đột phá vì nó là do năng lực và quyền của bạn, và bạn xứng đáng có được thành công trong cuộc sống nếu bạn dám đánh đổi. Chính vì thế, ước mơ của bạn dù chỉ là những điều bình thường hay vĩ đại thì hãy sống hết mình để theo đuổi ước mơ và hãy hành động để ước mơ ấy được duy trì ở thực tại chứ không phải trong sự ảo tưởng. 

 
14 tháng 3 2023

sai kìa

 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏiTầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

 

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao

 

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nh

 

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao

 

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đ

 

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được

 

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơ

 

VÕ HOÀNG NAM

 

Câu1 xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

 

2: theo thì tại sao nv tôi có tâm trạng biồn chán, còn hai người anh đầy tự hào

 

3: niêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ

 

4: anh\chị có đồng tình với câu nói: Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp điều do tâm hồn mà hình thành. niêu rõ lí do.

0