trong vai người hướng dẫn viên du lịch em hãy viết bài ẩm thực văn hóa Nghệ An
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là những thông tin bạn có thể đưa vào bài viết làm hướng dẫn viên du lịch nha:
1. Nguồn gốc, xuất xứ vịnh Hạ Long
Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”.Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam.2. Kết cấu vịnh Hạ Long
Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.Có rất nhiều đảo và cồn đá.Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.3. Ý nghĩa vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.Nếu cảm nghĩ của bạn về Vịnh Hạ Long.Sau đây là những thông tin chi tiết bạn có thể sử dụng:
Sáu mươi tư tỉnh thành, mỗi tỉnh thành đều mang một nét đặc trưng riêng, một bản sắc riêng và tất nhiên sẽ có những danh lam thắng cảnh riêng. Tôi may mắn được sinh ra trên vùng đất Quảng Ninh xinh đẹp nơi có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhưng giờ đây, Quảng Ninh lại sở hữu một địa danh có lẽ khi nhắc tới bạn bè quốc tế thì họ đều biết đó là địa danh của Việt Nam: vịnh Hạ Long.
Theo truyền thuyết xa xưa, khi thấy đất nước bị giặc ngoại xâm lăng thì Ngọc Hoàng đã sai nhà rồng xuống trần gian giúp dân đánh giặc. Tuy nhiên sau khi đánh tan giặc thì nhà rồng không trở về trời mà ở lại trần thế. Vị trí nhà rồng đáp xuống nơi đây, phun ra hàng ngàn châu ngọc và tạo thành Vịnh Hạ Long bây giờ.
Về mặt địa lý, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, nằm ở vũng Sõng Bắc Việt Nam. Phía Tây Nam giáp với quần đảo Cát Bà, phần giáp giáp biển dài 120 km. Tổng diện tích của vịnh khoảng 1.500 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có gần 1.000 đảo đã được đặt tên. Tử bến cảng Hạ Long, tàu hoặc thuyền buồm của công ty du lịch sỗ đưa du khách vào cuộc hành trình ngao du sơn thuỷ.
Các đảo trong vịnh có hai loại chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở hai vùng chính là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì khoảng nửa tỷ năm về trước, một phần rìa lục địa châu Á bị sụp xuống, nước biển tràn vào thành vịnh. Những núi đá vôi bị nước biển nhấn chìm biến thành đảo đá. Thời gian, nước biển cùng với mưa gió đã bào mòn núi đá, tạo ra nhiều hang động.
Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh Độc. Đảo Vạn cảnh cao 189 mét, hình dáng giống như một chiếc ngai vua. Đảo có hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kì bí cách nhau khoảng 100m và ăn thông với nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vào thăm động Thiên Cung sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy và đa dạng của những kiệt tác chỉ có thể được làm ra từ bàn tay Tạo hoá.
Từ trên vòm động, vô vàn nhũ đá rủ xuống và trên vách động có nhiều hình thù kỳ lạ. Có những nhũ đá trông giống như hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc Tiên nữ đang múa hát. Có khối mang hình người, hình chim, hoa, muông thú rất sống động... Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước sang hang Đầu Gỗ hay còn gọi là hang Dấu Gỗ. Đây là chứng tích ghi lại chiến công năm xưa của vị tướng tài ba Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân sĩ chôn cọc gỗ lim dưới lòng sông Bạch Đằng, đảm thùng đoàn thuyền tiếp viện lương thực của quân Mông - Nguyên. Cửa hang ở lưng chừng núi, bên trong hang có nhiều trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng, lòng hang tối mờ, sâu thẳm, bất chợt có khoảng sáng hiếm hoi rọi qua giếng trời trên, trần động, cảnh vật hiện ra mờ mờ ảo ảo. Đứng trước cửa hang Đầu Gỗ, du khách phóng tầm mắt nhìn xuống bến thuyền, tha hổ ngắm nhìn trời mây, non nước. Những con thuyền dập dềnh soi bóng trên mặt biển trong xanh. Tất cả tạo thành bản tình ca bất tuyệt của thiên nhiên với đủ cung bậc bâng khuâng, trữ tình. Ngoài hai hang động trèn, du khách còn được tham quan các hang động khác cũng đẹp và quyến rũ không kém như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Mê Cung, Hoa Cương...
Thú vị vô cùng là lúc con thuyền lướt sóng đưa du khách thăm rừng đảo đá. Gió từ biển Đông thổi vào hoà quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá đưa mùi hương thơm ngát của các loài hoa đang nở rộ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Thoạt nhìn, tưởng chừng rừng đảo đá âm u, đơn điệu sẽ làm cho khách tham quan e ngại, nhưng càng đến gần, vẻ đẹp của từng hòn đảo càng hiện ra rõ nét. Một thế giới của các loài vật hoá đá với những tên gọi: hòn Đại Bàng, hòn Rồng, hòn Con Chó Gác Biển, hòn Yên Ngựa, hòn Con Cóc, hòn Con Mối... Rời đảo Đầu Người, đảo ông Lã Vọng... Có đảo chạy dài nhấp nhô như bức tường thành chắn sông.
Bàn tay điêu khắc kỳ tài của tạo hoá đã làm cho cảnh sắc Hạ Long không chỉ đẹp đẽ mà còn phong phú và đa dạng. Sự kì vĩ của núi đá nối liền với sự dịu dàng, mát mẻ của sóng nước tạo ra vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc, cuốn hút hồn người.
Vịnh Hạ Long còn làm say mê các nhà nghiên cứu sinh vật học, vì nơi đây tập trung nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật trên rừng, dưới biển. Đến thăm Hạ Long, du khách Không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng, của biển mà còn suy ngẫm về một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Trên vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long như một viên ngọc bích khổng lồ phản ánh vẻ đẹp kì diệu và vĩnh hằng của thiên nhiên.
Và vào ngày 17-12-1994, tại Thái Lan, Hội đồng Di sản Thiên nhiên Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên của toàn nhân loại.
Bãi biển Mỹ Khê lâu nay đã khá nổi tiếng với khách du lịch trong và ngoài nước. Không còn quá xa lạ khi nhắc đến tên bãi biển này. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều thú vị cần biết khi đến du lịch và tham quan cảnh đẹp này.
Bãi biển Mỹ Khê là một địa danh ở thành phố Đà Nẵng - một thành phố du lịch ở miền Trung Việt Nam. Cụ thể, bãi biển Mỹ Khê nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Phước Mỹ, địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Biển Mỹ Khê là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng nhờ vẻ đẹp của nước biển xanh, bãi cát vàng cùng với thời tiết trong lành của đất xứ Đà đã làm nên cái tiếng ở nơi đây.
Đến với Đà Nẵng, không chỉ có Cầu Rồng, Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng, mà bãi biển Mỹ Khê cũng chính là một địa điểm du lịch và vui chơi quan trọng. Được tờ tạp chí Forbes liệt kê vào danh sách 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, bãi biển này đã thu hút được sự quan tâm của các đoàn khách du lịch Việt Nam và quốc tế khi lần đầu Việt Nam có được một bãi biển được công nhận vào danh sách thế giới. Từ những năm 2016 đến nay, bãi biển Mỹ Khê luôn là điểm đến nổi bật ở Đà Nẵng, chỉ đứng sau Bà Nà Hills và núi Ngũ Hành Sơn. Qua nhiều năm, bãi Mỹ Khê càng củng cố được vẻ đẹp và nâng tầm trong con mắt bạn bè quốc tế.
Đến với Mỹ Khê, du khách không chỉ được trải nghiệm tắm biển. Nổi tiếng với bãi cát vàng, nước biển xanh, những người quản lí du lịch đã khai thác nơi đây để cung cấp thêm nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho khách du lịch. Tính đến thời điểm hiện tại, khi tới Mỹ Khê, du khách có thể trải nghiệm lặn san hô, dù lượn, moto nước, cano kéo phao...Việc khai thác hợp lí đã giúp Đà Nẵng phát triển du lịch và được bình chọn là 1 trong những tỉnh có du lịch phát triển nhất Việt Nam.
Bãi biển Mỹ Khê là một bãi biển đẹp và nổi tiếng. Với vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên, biển cả và những hoạt động vui chơi đầy thú vị, đây chính là là điểm đến lý tưởng cho hành trình khám phá Đà Nẵng của khách du lịch trong và ngoài nước.
CHÚC EM HỌC TỐT NHA
Sau đây là gợi ý của mình. Tham khảo:
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về địa danh bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng.
- Cảm nghĩ khái quát về bãi biển Mỹ Khê: một bãi biển rất đẹp, thu hút nhiều du khách đến tham quan, du lịch.
II. Thân bài:
a. Giới thiệu tổng quát:
Vị trí địa lí: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, bãi biển Mỹ Khê thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, có chiều dài khoảng 900m, với bãi cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, tuyệt đẹp bao quanh. Với độ mặn vào khoảng 60% và không bị ô nhiễm, nước được đánh giá có độ an toàn cao.
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành bãi biển Mỹ Khê:
Trước năm 1975, quân đội Mỹ đã chiếm đóng và thiết lập tại đây một số cơ sở dịch vụ để phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ. Sau năm 1975, nhiều cựu binh Mỹ đã quay lại nơi này cùng với gia đình, bè bạn và góp phần quảng bá hình ảnh bãi biển Đà Nẵng ra thế giới.
c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở bãi biển Mỹ Khê:
- Khung cảnh xung quanh: những bãi cát trắng mịn nổi bật bên màu xanh ngăn ngắt của nước biển. Không gian thoáng đãng, nắng gió hiền hòa, trải dài trên một cung đường thơ mộng mang những tên đất, tên người gắn với lịch sử – văn hóa của đất nước: Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa. Để cảm nhận được vẻ đẹp của “bãi biển đẹp nhất hành tinh” này, khách có thể lưu trú tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng phía đông hoặc phía tây sông Hàn, bởi từ trung tâm thành phố chỉ đi dăm phút (qua các cây cầu đẹp như cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý…) là đã đến biển.
- Chi tiết: Sóng êm, mực nước không quá sâu tại đây lý tưởng cho các hoạt động thể thao trên biển như lặn, lướt ván, nhảy dù. Ngoài ra, trải dài trên bờ biển là những quán bar, khu nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có những bờ cát trắng mịn màng thoai thoải, lấp lánh sắc màu mỗi khi có ánh nắng chiếu qua tạo nên sự thú vị và đẹp mắt cho người xem. Từng hàng dừa nghi ngút xanh tươi bao quanh như đang chở che, ôm ấp lấy bãi biển. Nó điểm tô thêm vào bức tranh tuyệt đẹp hoàn hảo với sự hòa hợp màu sắc của thiên nhiên, đất trời bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Những cây dừa như đang góp phần kết hợp vào cái bầu không khí trong lành, hơi mát của biển làm cho bất cứ ai cũng cảm thấy sảng khoái, phấn khởi, mát mẻ giữa cái thời tiết nắng nóng của buổi trưa hè.
d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của bãi biển Mỹ Khê:
- Ý nghĩa đối với địa phương: Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch phát triển ngành du lịch làm giàu cho địa phương.
- Ý nghĩa đối với đất nước: là niềm tự hào của đất nước.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của bãi biển Mỹ Khê.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bãi biển Mỹ Khê ( mong muốn được ghé qua biển Mỹ Khê một lần )
Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận thành nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới.
Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.
Tham khảo
Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Trình bày: Giới thiệu đặc trưng khí hậu tại Sa Pa
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C,; nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp.
+ Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là 00C (có những năm xuống tới âm 3,20C).
+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
- Nắng:
+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.
+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %.
+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng.
+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
- Gió:
+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.
+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
- Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
- Sương:
+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.
+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Nhận xét chung:
+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Điểm nhấn của ngôi đền là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm đền, được chạm khắc thành 4 khuôn mặt nhìn về bốn hướng. Có hết thảy 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn phía. Các tháp lại có kích cỡ khác nhau, có tháp thật thấp khiến khuôn mặt như nhìn thẳng vào mắt du khách tạo nên sự bất ngờ thú vị.
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,...
Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.