Câu 2: Lan chia sẻ với Hằng rằng: “Mình thường xuyên bị mắc tiểu, có khi cứ 20 phút mình đi tiểu một lần và nước tiểu có mùi khai khó chịu, liệu mình có mắc bệnh gì không cậu nhỉ?”. Hà cho rằng: “Cậu đi tiểu nhiều lần chứng tỏ các chất cặn bã được thải ra ngoài, thận của cậu làm việc rất hiệu quả nên đừng quá lo lắng”. Theo em, lời khuyên của Hà đã hợp lí chưa, em sẽ khuyên Lan như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Phân biệt nước tiểu đầu vs nước tiểu chính thức thik bạn có thể lên mạng tra nha nhiều lắm :) *
Vì sao nhịn tiểu lâu thường tăng nguy cơ sỏi thận ?
- Do nhịn tiểu lâu khiến nước tiểu không được thải ra ngay mak bị giữ lại trong một khoảng thời gian, mak trong nước tiểu có nồng độ Ca+ và các chất thải khác cao nên có thể gây kết tụ thành hạt -> Sỏi thận
câu hỏi đâu bn ơi sao chỉ bn được.
HT
bn câu hỏi đâu
CÂU HỎI LÀ: Nhân dịp Trường Tiểu học Cát Linh và Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt giao lưu với nhau, bạn Mai viết thư làm quen với bạn Thảo Vân. Tuy nhiên thư của các bạn có mắc một số lỗi và sắp xếp câu lộn xộn và thiếu câu, em hãy chỉ ra lỗi đó và hoàn chỉnh bức thư
Câu 1:
a)Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Quá trình lọc ở cầu thận. Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu. Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.
b)Nếu trong nước tiểu có glucozo hay mantozo cao thì người đó mắc bệnh TIỂU ĐƯỜNG (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường)
Câu 2:
a)Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
b) Đại não gồm chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện, chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh, trong chất trắng còn có các nhân nền.
Câu 3:
a)Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.
b)
- Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:
+ Nếu quá lạm dụng kem phấn để trang điểm thì có thể kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn ---> làm da không thể bài tiết được, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da...
+ Lông mày, ngoài chức năng làm đẹp cho cơ thể thì còn có tác dụng ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại cho da
Câu 4:
∗) Vai trò của hệ bài tiết:
- Hệ bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể như khí CO2, nước tiểu, mồ hôi..
+ Hệ bài tiết duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể ( Máu, nước mô, bạch huyết ) ⇒ Làm cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
∗) Các thói quen sống khoa học bảo vệ hệ bài tiết:
- Thường xuyên giữ vệ sinh chp toàn bộ cơ thể cũng như là cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Xây dựng 1 khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều chất chứa nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại cho cơ thể.
+ Phải uống đủ nước cho cơ thể.
- Đi tiểu đúng lúc và khi cần thiết, không nên nhịn tiểu lâu.
Câu 5:
+ Tập chạy buổi sáng
+ Tham gia thể dục thể thao buổi chiều
+ Tắm nước lạnh
+ Xoa bóp
+ Lao động chân tay vừa sức
- Các nguyên tắc rèn luyện da là:
+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
+ Rèn luyện thích hợp với mức chịu đựng của mỗi người.
+ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để cơ thể tạo vitamin D chống còi xương.
Câu 6:
Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận và suy thận sau một thời gian. Đặc biệt, nhịn tiểu nhiều không chỉ làm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm, phải đi tiểu nhiều hơn mà còn gây chứng bí tiểu.
Câu 7:
Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày như sau:
Chúc cậu học tốt =))))
- Thói quen ăn uống ấy có thể gây nên các bệnh về thận và cả dạ dày ví dụ như: sỏi thận, viêm loét dạ dày.
- Lời khuyên: Bạn Tâm cần có thói quen ăn uống lành mạnh uống nhiều nước và ăn vừa phải đồ mặn hơn hết cần đi tiểu thường xuyên.
- Ăn nhiều đồ mặn ta có thể dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa còn việc uống ít nước khiến thận khó mà lọc máu, đào thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Cộng thêm việc lười đi tiểu sẽ khiến lượng canxi và các chất tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.
Đáp án: C
Người mắc bệnh tiểu đường trong nước tiểu thường có lẫn glucozơ. Để kiểm tra xem trong nước tiểu có glucozơ hay không có thể dùng thuốc thử : dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
- Chức năng của tuyến tụy:
+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp biến đổi thức ăn trong ruột non .
+ Chức năng nội tiết: Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy để tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu .
- Ở người mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu có thể lên đến 4% - 5% là:
Tham khảo:
+ Do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy
+ Lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong nhiều máu
- Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người:
+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường
+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo
+ Tăng cường ăn cá
+ Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ
+ Uống đủ nước mỗi ngày
+ Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
+ Bổ sung vitamin D
+ Bổ sung thêm ngũ cốc
+ Duy trì cân nặng hợp lí
+ Hạn chế các thực phẩm ăn nhanh
+ Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột
Nguyên nhân
- Do hàm lượng đường (glucoxo) trong máu cao mà không được chuyển hóa.
- Do sự đình trệ trong việc sản suất insulin của tuyến tụy khiến thiếu insulin để chuyển đổi đường thành năng lượng. Điều này dẫn đến việc đường không được hấp thu và lưu trữ trong các tế bào cơ và mỡ, mà thay vào đó ngập trong máu và khiến nồng độ đường trong máu tăng lên.
Để phòng tránh bệnh tiểu đường ta cần:
- Cần tuân thủ các nguyên tắc sống lành mạnh như ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, giảm stress và không sử dụng các chất kích thích có hại.
- Tăng cường việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm đường huyết để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có.
theo em thì là hợp lý , em sẽ khuyên bạn đừng quá lo lắng .có thể do bạn bị mất nước