K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

Văn Hậu là ai thế nhỉ?

19 tháng 1 2018

Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tân với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ, còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hay những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu "Thi đua dạy tốt, học tốt", "5 điều bác Hồ dạy" và "Tiên học lễ hậu học văn".

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua "dạy tốt học tốt' của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

19 tháng 1 2018

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 1

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

   Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đâ rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông  không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạv chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

   Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống.

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa. 

Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!

Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.

 Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

   Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

k cho minh nha

4 tháng 1 2023

có ở trrrn mạng í :)

23 tháng 6 2018

2. Công dụng của dấu phẩy là:

+Ngăn cách các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ

+Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

+Ngăn cách một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó

+Ngăn cách các vế của một câu ghép

k cho mik nha,chúc bn học tốt

23 tháng 6 2018

tả cô giáo

Nếu nhắc đến người mà suốt đời tôi không thể nào quên được bên cạnh gia đình tôi thì đó chính là cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn của tôi. Cho đến bây giờ, hình bóng của cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài ba mươi, nhưng trông cô vẫn trẻ trung lắm. Dáng người cô cao, hơi gầy. Cô có mái tóc dài, đen óng ả, mượt mà lúc nào cũng được cô để xõa đến ngang lưng. Ở người giáo viên ấy tỏa sáng với làn da trắng hồng hào, khiến cô lúc nào trông cũng trẻ hơn so với tuổi. Khuôn mặt cô tròn, cân đối, với một vầng trán cao. Trên khuôn mặt ấy nổi bật lên đôi mắt đen láy, sáng như vầng trăng trên bầu trời, lúc nào cũng ngắm nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến đầy tình yêu thương. Làn môi hồng, mỏng manh, cô hay cười lắm, mỗi lần cô cười lại để lộ hàm răng trắng như sứ, đều tăm tắp cùng hai lúm đồng tiền khiến cô càng thêm duyên dáng. Đôi bàn tay cô mềm mại như búp măng non, ngày ngày viết những dòng chữ nắn nót như rồng múa phượng bay trên bảng.

Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng, mỗi giờ học của cô, tôi như đắm chìm vào trong từng câu từng chữ của bài giảng, lời cô như tiếng ru ấm áp của mẹ ngày tôi còn bé thơ vậy. Trang phục thường ngày của cô rất giản dị mà duyên dáng, khi thì bộ váy công sở nhạt màu, khi thì áo sơ mi cùng quần âu đen nghiêm túc , tất cả đều không làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có của cô mà càng làm cô trở nên đầy thu hút.

Cô là một người giáo viên tận tâm và hết mình với nghề, cô luôn chăm lo, dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Cô luôn yêu thương, dạy dỗ chúng tôi đến nơi đến chốn. Có đôi khi tôi thoáng nhìn thấy những cái nhăn mày, những ánh mắt buồn rầu của cô vì học sinh, những lúc như vậy, tôi càng thương cô hơn. Cũng có lúc cô thường tâm sự, cho học sinh lời khuyên bảo chân thành khi gặp khó khăn. Cô đã từng nói “ Niềm vui của cô mỗi khi đi dạy là được nhìn thấy nụ cười của học sinh, đó là động lực để cô tiếp tục công việc của mình” . Cô chính là một người giáo viên luôn tận tình, gần gũi với học trò, một người giáo viên luôn tràn đầy tâm huyết trong nghề nghiệp.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào , tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào.

2. tác dụng dấu phẩy là

Công dụng của dấu phẩy là:

  + Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

  + Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

  + Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. 

  + Ngăn cách các vế của một câu ghép.

6 tháng 12 2021

sao hong ai giúp mị vại -(

6 tháng 12 2021

Tham khảo

 

1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.

Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.

2. Thân bài:

Miêu tả chung về ngôi trường:

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường:

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

3. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em. Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.

Bài văn:

 

Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban Giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

 

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tĩnh của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

 

25 tháng 11 2021

Tham khảo:

1. Mở bài : Giới thiệu chung

- Em bé tên là gì ? Mấy tuổi (Cu Khánh, gần một tuổi)

- Con của ai ? (Anh Dũng, hàng xóm gần nhà).

2. Thân bài:

- Tả hình dáng em bé. + Thân hình, máitóc, gương mặt, đôi mắt

                                    + Tay, chân bụ bẫm

-  Tả tính nết : Tinh nghịch, hiếu động, ngoan ngoãn

-  Hành động: Đang tập đi, tập nói.

3. Kết bài:

-  Em rất yêu quý em bé.

3 tháng 2 2018

Mùa hè là mùa của những cái nắng chói chang và những cơn mưa rào đến bất ngờ, những hình ảnh của những thi vị cuộc sống cũng mang những màu sắc rất ấm áp và để lại nhiều cảm xúc cho con người, hình ảnh những hàng phượng vĩ và những tiếng ve kêu là những dấu hiệu về mùa hè đã đến.

Trong mỗi ngôi trường hình ảnh những cành phượng vĩ càng hiện rõ nét và nó có nhiều ấn tượng đặc biệt rất sâu sắc cho con người, mỗi người chúng ta càng phải hiểu hơn về những vật này, bởi nó đem lại rất nhiều sắc màu có giá trị trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, bởi thiên nhiên của đất trời đem lại những vật dụng, những hình ảnh có giá trị và ý nghĩa nhất, những hình ảnh đó để lại cho mỗi người những cảm giác riêng biệt và rất ý nghĩa lạ lùng, những cảm xúc đan xen vào đó là những nỗi nhớ da diết, những hoài niệm mới mẻ về không gian và thời gian của mỗi con người.

Hình ảnh những cánh phượng vĩ đỏ rực trên cái nắng của mùa hè để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc và đặc biệt hình ảnh của những cánh phượng vĩ rơi bay phấp phới trong không gian của cuộc sống cũng là những biểu tượng đặc trưng cho cái đẹp cho những hình ảnh đặc trưng cho mùa hè, những hình ảnh thể hiện mạnh mẽ được điều đó làm cho mỗi chúng ta thêm yêu thương cuộc sống này nhiều hơn, nó thực sự có giá trị to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đến cuộc sống của mỗi con người.

Cây phượng vĩ to tỏa bóng mát cho mỗi lứa học trò được vui chơi và nói chuyện dưới nó, đây là một không gian thoáng mát và rất hữu ích dành cho mỗi con người, những ý nghĩa to lớn mà nó để lại cũng thể hiện được tình cảm của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể nhận ra được điều đó qua những cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa nhất, cuộc sống là những trải nghiệm và nó làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa và giá trị hơn, niềm tin yêu và hạnh phúc của con người đều do thiên nhiên và tạo hóa ban tặng nhưng để hiểu và thấu hiểu được giá trị của nó chúng ta cần phải có những cảm nhận rất sâu sắc về sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta, những giá trị to lớn và thực sự có giá trị nhất dành cho cuộc đời của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và có ý nghĩa to lớn để vô ngần.

3 tháng 2 2018

mùa hè, thứ đẹp nhất là cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát cho con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại,hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời, Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân chúng to lớn, vạm vỡ, mỗi cây to đến nỗi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm xuể.Vỏ ngoài của chúng như lớp áo giáp chắn để bảo vệ cho những cô nàng hoa phượng đỏ tươi và các cậu lá non mơn mởn. Lúc này tia nắng chiếu xuống hàng phượng vĩ, làm cho hoa phượng thêm rực rỡ hơn.Trên những cây phượng, tiếng những chú ve hát khúc hát dàn đồng ca mùa hạ cất lên, khúc du dương, khúc trầm bổng...nghe rất tuyệt vời. Nơi đang vui vẻ ca hát đó là dưới tán lá của từng cây phượng xuất hiện những gương mặt thân quen khi mùa hè tới: những chú ve.Vừa nghe tiếng ve kêu vừa ngắm cành phượng vĩ đang đơm bông đỏ tươi dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Đúng là một khung cảnh mê hồn.

Những tiếng ve vui tai:"Ve...ve...ve..." báo hiệu đã tới mùa nghỉ hè của chúng em. Hình ảnh hàng cây phượng vĩ cùng tiếng ve giòn giã là một kỉ niệm không thể quên trong thời tuổi học trò chúng em.

4 tháng 10 2020

Chu văn an tên chữ là linh triệt, tên hiệu là tiều ẩn, người làng văn thôn, xã quang liệt, huyện thanh đàm (náy là huyện thanh trì, hà nội), sinh năm nhâm thìn (1292) và mất năm canh tuất (1370).

   

Chu văn an từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đỗ thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ của ông có rất nhiều người thành đạt, thi đỗ, làm quan to trong triều như phạm sư mạnh, lê quát... Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho đanh tiếng của ông ngày càng lan xa, học trò đến theo học ngày càng nhiều và có đủ các loại. Tương truyền trong số đó có cả thần nước theo học, sau giúp dân trừ hạn hán.

Đến đời vua trần minh tông, ông được mời vào làm tư nghiệp ở quốc tử giám để dạy thái tử học. Ông đã cùng với mạc đĩnh chi, phạm sư mạnh, nguyễn trung ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi vào con đường suy thoái. Đến đời dụ tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu văn an nhiều lần can ngăn dụ tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn treo mũ bỏ quan về ở ẩn tại núi phượng sơn thuộc làng kiệt đắc, huyện chí linh, tỉnh hải dương, lấy hiệu là tiều ãn (người ở ẩn đi hái củi). Sau ông mất tại đó.

Theo thư tịch cũ thì chu văn an viết nhiều sách, ông đã kể lại cho đời sau các tác phẩm: quốc ngữ thi tập bằng chữ nôm và tiều ẩn thi tập bằng chữ hán. Ông còn viết một cuốn sách giản ước ề tứ thư nhan đề tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì chu văn an còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển y học yếu giản tập chú di biên gồm những lí luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng đông y. Khi ông mất, vua trần đã dành cho ông một vinh dự lớn-bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở văn miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là văn trinh. Ngô thế vinh, một văn nhân nổi tiếng thế kỉ xix trong bài văn bia ở đền phượng sơn đã giải thích nghĩa hai chữ “văn trinh” như sau: “văn, đức chi biểu dã; trinh, đức chi chính cố dã” (văn là biểu hiện bề ngoài (thuần nhất) của đức); trinh là sự chính trực, kiên định của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng giành được địa vị cao quý bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới người làm thầy giáo giỏi của muôn đời như phan huy chú đã ngợi ca ông: “học nghiệp thuần túy, tiết tháo cương thượng, làng nho nước việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.

Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của hà nội. Đó là phố chu văn an và trường trung học phổ thông chu văn an.

người anh trai đẹp trai

mạnh khỏe

nhưng sống khép mik tự kỉ (me too)

10/10 point đó

8 tháng 2 2016

Ôi trời mk chịu bây h mk ko có hứng khi khác nha ah hay bn thử lên mạng tra coi

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ tôi đã chịu bao nhiêu đớn đau, khổ cực để sinh ra tôi. Và mẹ cũng đã dành cả cuộc đời để săn sóc, dõi theo tôi từng bước trưởng thành. Với tôi, hình ảnh mẹ mãi là hình ảnh đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất.

18 tháng 12 2018

Tự tả về bản thân mk chứ đâu phải ai khác

Mỗi người gửi sẽ tả về họ thôi

Tốt nhất là tự mày , tự mò