K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Câu 2: Quan sát Hình 23.2/SGK, chon những cụm từ và thông tin đã cho  (2n + 1, 2n – 1, n – 1, n + 1, phân li ) điền vào chỗ chấm (......) để giải thích sự hình thành các thể dị bội 2n + 1 và 2n – 1.

=>Quá trình giảm phân bị rối loạn dẫn đến 1 cặp NST không phân li trong giảm phân → Quá trình giảm phân tạo ra một giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1), và một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1).

+ Giao tử không mang NST của cặp đó (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ cho hợp tử thiếu 1 NST (thể dị bội 2n - 1)

+ Giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ cho hợp tử thừa 1 NST (thể dị bội 2n+1)

14 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nhé 

 

 

7 tháng 4 2017

- Giao tử mang cặp NST tương đồng của bố (hoặc mẹ) kết hợp với giao tử mang 1 NST của mẹ (hoặc bố) thì sẽ cho thể dị bội (2n+1).

- Sự kết hợp giữa một giao tử mang 1 NST của bố (hoặc mẹ) và 1 giao tử không mang NST nào của mẹ (hoặc bố) thì sẽ cho thể dị bội ( 2n-1).

20 tháng 6 2019

Đáp án A

Cơ chế hình thành là : 5→ 1→4→ 6

Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n → Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n → Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội→ Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính

12 tháng 11 2018

Đáp án D

Cơ thể 2n giảm phân bất thường tạo ra giao tử 2n => Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n => Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội => Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính.

10 tháng 4 2017

Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

4. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng trong tế bào 2n khi giảm phân hình thành 2 loại giao từ làA. n+1 và n-1.                    B. 2n-2 và 2n+2.              C. n-4 và n+4.                D. n+2 và n-2.5. Sự kết hợp giữa 2 loại giao tử mang n+1 NST và giao tử bình thường tạo ra hợp tử có bộ NST làA. 2n+1.                          B. 2n-1.                            C. 2n-2.                              D. 3n.6. Biểu thức nào dưới đây...
Đọc tiếp

4. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng trong tế bào 2n khi giảm phân hình thành 2 loại giao từ là

A. n+1 và n-1.                    B. 2n-2 và 2n+2.              C. n-4 và n+4.                D. n+2 và n-2.

5Sự kết hợp giữa 2 loại giao tử mang n+1 NST và giao tử bình thường tạo ra hợp tử có bộ NST là

A. 2n+1.                          B. 2n-1.                            C. 2n-2.                              D. 3n.

6. Biểu thức nào dưới đây thể hiện đúng nguyên tắc bổ sung?

A. A + G = T + X.                                                       B. A + T = G + X.

C. A + X +  T = X + T + G.                                        D. A = X; G = T.

7. Một đoạn ADN có chiều dài 5100 A0. Số nuclêôtit của đoạn ADN là

A.  1500 .                                 B. 1800 .                           C. 2000 .                      D. 3000.

8. Trên mạch thứ nhất của một phân tử ADN có đoạn trình tự nuclêôtit là: AAAXAATGGGGA. Theo lí thuyết, đoạn trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch thứ hai của phân tử ADN này là: 
‎ A. GTTGAAAXXXXT.                          B. AAAGTTAXXGGT.                  

C. GGXXAATGGGGA.                         D. TTTGTTAXXXXT. 

9. Ở sinh vật lưỡng bội, cơ thể mang bộ NST nào sau đây được gọi là thể dị bội?

 A. 4n.                     B. 5n.                          C. 3n.                           D.2n +1.

1
TL
24 tháng 12 2021

4.A

Ở một bên bố mẹ có 1 số tế bào giảm phân có 1 cặp NST không phân ly tạo ra giao tử n – 1 và giao tử n +1 ,giao tử bình thường :n

5.A .

n+ 1 kết hợp với n tạo ra 2n + 1

6.A

7.D.3000 nu

N = 2.L : 3,4 = 2x5100 : 3,4 = 3000 ( nu )

8.D

9.D

Thể dị bội : 2n + 1

Các thể 4n 5n 3n gọi là các thể đa bội

21 tháng 4 2019

  Cơ chế dẫn tới hình thành thể (2n+1) và (2n-1) được giải thích trên cơ sở sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử. Kết quả một giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.

   Sơ đồ:

Giải bài 2 trang 68 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9