Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm...
Đọc tiếp
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông; đầu giiêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] (Ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn văn “Mùa xuân của tôi” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A.Miêu tả. B.Tự sự C.Biểu cảm D.Nghị luận.
2. Tác giả đoạn văn “Mùa xuân của tôi” là ai?
A. Vũ Bằng. B. Thạch Lam. C. Xuân Quỳnh. D. Nguyễn Tuân.
3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
A.Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh .....
B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
C.[...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng....Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn.
4. Trong đoạn văn “Mùa xuân của tôi” tác giả đã dùng mấy đoạn láy?
A.Một B.Hai C.Ba D.Bốn.
5. Trong câu văn “Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong [...]” từ “phong” có nghĩa là gì?
A.Đẹp đẽ B.Cơn gió C.Bịt kín D.Oai phong.
6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?
A.Kính trọng B.Yên mến C.Gần gũi D.Nhớ nhung.