K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

D

7 tháng 11 2021

D

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm...
Đọc tiếp

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông; đầu giiêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] (Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn văn “Mùa xuân của tôi” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A.Miêu tả.  B.Tự sự  C.Biểu cảm  D.Nghị luận.

2. Tác giả đoạn văn “Mùa xuân của tôi” là ai?

A. Vũ Bằng. B. Thạch Lam. C. Xuân Quỳnh. D. Nguyễn Tuân.

3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A.Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh .....

B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

C.[...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng....Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn.

4. Trong đoạn văn “Mùa xuân của tôi” tác giả đã dùng mấy đoạn láy?

A.Một   B.Hai  C.Ba   D.Bốn.

5. Trong câu văn “Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong [...]” từ “phong” có nghĩa là gì?

A.Đẹp đẽ    B.Cơn gió    C.Bịt kín  D.Oai phong.

6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

A.Kính trọng   B.Yên mến   C.Gần gũi   D.Nhớ nhung.

2
27 tháng 9 2018

1) C. Biểu cảm

2) A. Vũ Bằng

3) B. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

4) D. Bốn (riêu riêu, lành lạnh, xa xa, man mác)

5) C. Bịt kín

6) Yêu mến

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 9 2018

bà hok cao nhỉ[ tui viết đáp án luôn nhé]

C.Biểu cảm

A. Vũ Bằng

B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi ; Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến..

D.Bốn

C. Bịt kín

B. Yêu mến

bài này tui làm rùi, k nha

B

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)

7 tháng 5 2021

từ đoạn văn trên, em thấy cây tre rất quan trọng đối với con người VN. nào là vũ khí, người bạn,... Lúc nhắm mắt xuôi tay, ta luôn được " nằm" trên giường tre. Em thấy tre rất có ích cho người VN. tre, một văn hóa lâu dời của nước ta, ta phải biết giữ gìn tre, yêu thương tre. Tre cũng là một biểu tượng của một truyenj mà em thích là" thánh gióng", người anh hùng dùng tre để cứu nước.em rất yêu quỳ tre.

10 tháng 5 2021

vai trò của tre đối với đời sóng con người

10 tháng 5 2021

Vai trò của tre đối với con người 

28 tháng 3 2019

Biện pháp tu từ là nhân hóa và điệp ngữ

Tác dụng :

Phép nhân hóa theo kiểu dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật thẻ hiện đk sự gần gũi, gắn bó lâu dài giữa tre vs người 

Phep điệp ngữ tạo tính nhặc cho câu văn, góp phần tạo nên một giọng văn nhẹ nhàng mênh mang đồng thời nhấn mạnh sự thủy chung, gắn bó lâu đời của tre đối vs con người

27 tháng 4 2016

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh.

Đoạn văn trên cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối với người dân Việt Nam. Tre như là người bạn thân của người dân Việt Nam, tre sống thủy chung, keo sơn, gắn bó thắm thiết với dân tộc Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Tre với bao phẩm chất cao quí, là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

27 tháng 4 2016

Nội dung chính:

-Cây tre gắn bó với con người Việt Nam:

+Trong sinh hoạt, trong lao động

+Trong đời sống tinh thần của con người

-Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Tượng trưng cho người Việt Nam cần cù, sáng tạo

+ Tượng trưng cho đất nước Việt Nam

Nghệ thuật: Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ