Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Mùa xuân của tôi” trích từ đầu thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” – một bài tùy bút hay trong tập tùy bút – bút ký nổi tiếng "Thương nhớ mười hai" của Võ Bằng. Nó là niềm thương nỗi nhớ mà nhà văn gửi về Bắc Việt, gửi về quê hương, gia đình yêu dấu của mình.
Thiên tùy bút được viết trong hoàn cảnh đất nước bị cắt chia, tác giả lại đang sống xa quê hương Bắc Việt. Vì thế mà dường như tháng giêng, mùa xuân Hà Nội và mùa xuân Bắc Việt luôn cồn lên trong niềm thương nhớ của Vũ bằng.
“Mùa xuân của tôi" mở đầu bằng những dòng, văn so sánh đầy trìu mến. Ai cũng chuộng mùa xuân. Vũ Bằng cắt nghĩa đó là một tình cảm rất nhân tình "không có gì lạ hết" và không ai có thể ngăn cản được. Đoạn văn ngắn mà có tới bốn chữ thương gắn với chữ yêu và chữ nhớ đủ mới lên sự ngọt ngào và cuốn hút của mùa xuân.
Người ta yêu xuân theo nhiều cách, riêng Vũ Bằng yêu mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội theo những cảm nhận rất riêng. Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ, nơi ấy có vợ con, có gia đình ông, nơi ông có nhiều năm xa cách là mùa xuân có mưa rêu rêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.,.”. Tình thương và nỗi nhớ của Vũ Bằng quả là tinh tế nồng nàn và cháy bỏng. Nó trải ra khắp cảnh sắc, con người, từ thôn xóm đến bầu trời, từ tiếng trống trèo đến những câu hát mê đắm lòng người của những cô thôn nữ.
Mùa xuân không chỉ được nhìn, được nghe mà mùa xuân còn hiện vẻ rõ rệt trong tâm hồn của Vũ Bằng thông qua cảm nhận. Nó là nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai". Trong "cái rét ngọt ngào" của mùa xuân, "tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn. Và hình như nó khiến người ta "thèm khát yêu thương thực sự". Trong không khí ấy, người ta mơ về ngoài đoàn tụ êm đềm cùng gia đình giữa ngày xuân. Chỉ cần nghĩ đến như thế, nghĩ đến lúc đứng trước bàn thờ của ông bà thắp nén nhang trầm và cây đèn nến mà "lòng anh ấm lạ ấm lùng”. Nó mở ra bao nhiêu vui sướng, hạnh phúc và say mê. Ôi! Cái tình đối với mùa xuân, đối với gia đình sao mà da diết.
Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả yêu nhất mùa xuân "là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong…". Mùa xuân quả thực rất đê mê và đầy sức sống. Lúc ấy nếu ngồi giữa trời xuân mà thưởng một món ngon rẻ tiền mà dân dã thì tuyệt diệu biết nhường nào. Lúc ấy mùa xuân còn về với hồn ta trong hương, trong vị.
Mùa xuân của tôi là một áng văn rất tài hoa. Câu chữ văn phong rất mượt mà, uyển chuyển, ngọt ngào mơn man như chính cái đẹp mùa xuân. Bài tuỳ bút là tình yêu quê hương da diết, nồng hậu và đắm say. Nó là những kỷ niệm và cũng là ước mơ non sông được thống nhất, người người được sum họp êm ấm cùng với gia đình, làng xóm, quê hương.
Chúc học tốt Trần Nga
- tác giả tuy ở xa nhưng vẫn còn nhớ về những phong tục, thời tiết... của mùa xuân nơi đất Bắc
=> yêu quê hương tha thiết và muốn trở lại quê hương
- miêu tả chi tiết cảnh vật quê hương
=> hình ảnh quê khắc sâu trong tâm trí
- nhớ rõ phong tục tốt đẹp
=> quan sát tỉ mỉ, chi tiết
Sự cảm nhận tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả ko chỉ là ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống đơi thường rất đỗi than thương của miền Bắc.
Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống tinh hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa truyềng cho chúng ta.
- Khi mùa xuân đến, muôn loài đều căng tràn nhựa sống. Đó là sức sống mãnh liệt của thiên nhiên (máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối…). Sức sống của con người (nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương).
- Qua đó ta thấy được một mùa xuân trong đôi mắt quan sát của tác giả vô cùng trẻ trung, đằm thắm.
Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.
Biện pháp tu từ đặc sắc là: ẩn dụ và so sánh
Tình cảm của tác giả trong câu là:Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và rực rỡ, mang một vẻ đẹp riêng biệt của không khí ngày xuân ở Hà Nội và miền Bắc tròng những ngày giáp tết và sau ngày rằm tháng giêng. Đồng thời qua cảnh sắc thiên nhiên, bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, lòng yêu cuộc sống, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa và độc đáo của tác giả Vuc Bằng.