K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

a) Địa hình : 3 miền 
+ Phía Bắc : núi Hi-ma-lay-a cao hùng vĩ
+____ Nam: sơn nguyên Đe-can 
+ Ở giữa : chân núi Hi-ma-lay-a và đồng bằng Ấn Hằng 
b) Địa hình 
- ảnh hưởng lượng mưa 
- Hướng + đón gió: mưa nhiều
              + khuất gió : mưa ít

27 tháng 12 2020

Bn ơi, tình hình kinh tế chứ ko phải về địa hình đâu bn

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á:
quốc gia có nhiều dân tộc Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á:
Thuận lợi:
Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới (Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ,..), ngoài ra các nước Đông Nam Á còn tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Khó khăn:
Các quốc gia Đông Nam Á  là các quốc gia có nhiều dân tộc. Tuy nhiên có một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Khu vực Đông Nam Á có đến 11 quốc gia, hầu như mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo,…

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á:

+ Diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà, một phần nội địa châu Á.

+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, là cầu nối của ba châu lục Á, Âu, Phi. Kéo dài từ 12°B đến 42°B

+ Tiếp giáp Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.

+ Nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất

- Đặc điểm:

+ Chủ yếu là núi và sơn nguyên, nhiều dãy núi cao, trong các sơn nguyên có hoang mạc cát. Khu vực núi có đất xám, đất cát hoang mạc khô cằn.

+ Đồng bằng ít, lớn nhất là đồng bằng Lưỡng Hà, thấp và khá bằng phẳng, bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ.

- Ảnh hưởng:

+ Vùng núi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất.

+ Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tập trung đông dân cư.

b) Khí hậu

- Đặc điểm:

+ Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt.

+ Có khí hậu nóng và khô khan bậc nhất thế giới.

+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam phía bắc mưa nhiều, phía nam mưa ít, một số điểm hoang mạc rất ít mưa, mùa hạ nóng 45-50°C.

- Ảnh hưởng: Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các hoạt động kinh tế của người dân.

+ Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi.

+ Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. Nguồn cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan trên các vùng núi cao. Hai sông lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Một số hồ như: hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết,…

- Ảnh hưởng:

+ Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, từ đây đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà.

+ Các hồ có giá trị về du lịch

d) Biển

- Đặc điểm: Vùng biển thuộc các biển: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng: Tạo thuận lợi mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản, vận tải…)

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn.

+ Cảnh quan điển hình là hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Ven bờ Địa Trung Hải và phía tây các dãy núi phát triển rừng và cây bụi lá cứng, phía đông là cây bụi thấp.

- Ảnh hưởng: Sinh vật nghèo nàn, phân hóa khác nhau giữa các khu vực gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên sinh vật cho phát triển kinh tế.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm:

+ Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Trữ lượng dầu mỏ chiếm 1/2 trữ lượng thế giới, khí tự nhiên chiếm hơn 40% trữ lượng thế giới.

- Ảnh hưởng:

+ Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

+ Là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tình hình phát triển

+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

 

+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

+ Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

- Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quy mô nền kinh tế:

+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020, năm 2020 GDP đạt 3184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

=> Nguyên nhân: các nước khu vực Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên dồi dào là động lực để phát triển kinh tế, nguồn thu nhập chính của một số quốc gia.

+ Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn.

=> Nguyên nhân: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do: sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia; chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau; sự tác động của các cường quốc trên thế giới.

- Tăng trưởng kinh tế:

+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á dạt 6,0%, đến năm 2015, giảm xuống còn 1,1%; đến năm 2020, kinh tế khu vực Tây Nam Á tăng trưởng âm, ở mức -6,3%.

=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...

 

- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia Tây Nam Á giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10% GDP.

=> Nguyên nhân: sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.

+ Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và xu hướng tăng.

=> Nguyên nhân: các quốc gia chủ yếu tập trung vào khai thác dầu mỏ.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

Quy mô kinh tế:

+ Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của khu vực đạt hơn 3000 tỉ USD, có sự chênh lệch giữa các nước, nhiều nước có GDP/người cao hàng đầu thế giới như I-xra-ren (44169 USD/người), Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất (36285 USD/người).

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh. Do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.

+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao vì có các ngành khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hóa dầu phát triển.

+ Nông nghiệp có tỉ trọng thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.

+ Hiện nay nhiều nước Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,… nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

    
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Từ cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành đổi mới kinh tế, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.
- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh.
Năm 2015, GDP của khu vực là 2 527 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực đạt khoảng 5,5%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 4 - 5%.
- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.