K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2020
Khi lao động nặng nhọc tim đập nhanh và mạnh vì:

Khi lao động nặng, cơ thể cần nhiều năng lượng để hoạt động, do đó hoạt động hô hấp ở tế bào xảy ra mạnh mẽ, đòi hỏi được cung cấp nhiều O2. Vì vậy, có hiện tượng tăng tần số thở (thở gấp) và tăng nhịp tim để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể.

 
12 tháng 4 2018

Khi con người ít luyện tập thể dục thể thao thì sẽ khiến cho việc trao đổi khí chậm lại và cơ thể không có nhiều oxi, từ đó sẽ tích tụ axit lactic và đầu độc cơ khiến mỏi cơ và sẽ không có nhiều năng lượng để thực hiện hoạt động sống cho nên khi hoạt động nặng nhọc sẽ nhanh mệt, mạch đập tăng nhanh để đưa không khí đến cho cơ nhiều hơn vì bình thường không khí vốn ít do đó khi lao động nặng thì mạch đập tăng nhanh.

21 tháng 3 2019

- Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm do: Khi tim đập nhanh và mạnh làm đẩy một lượng lớn máu vào động mạch đồng thời tạo một áp lực lớn tác dụng lên thành mạch làm huyết áp tăng. Ngược lại, khi tam đập chậm và yếu đẩy một lượng máu ít hơn vào động mạch, đồng thời tạo một áp lực yếu hơn tác động vào thành mạch làm huyết áp giảm.

- Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm vì khối lượng máu giảm lám áp lực máu lên thành mạch giảm

Khi chạy, toàn thân hoạt động ở cường độ mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng, hoạt động tuần hoàn phải diễn ra nhanh hơn mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.Chính vì vậy, nhịp tim trở nên gấp gáp hơn, tăng lượng máu trong động mạch. Lúc này, chúng ta sẽ có cảm giác tim đập nhanh hơn và mạnh hơn.

20 tháng 4 2018

Đáp án là C

Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng

4 tháng 12 2019

Khi tập thể thao cần nhiều năng lượng, khiến cho hệ hô hấp làm việc liên tục, tim đập nhanh. Người ít tập thể thao chưa quen được với việc cần nhiều năng lượng nên dễ mệt

19 tháng 12 2021

- Động vật có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn. diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi nên tim đập nhanh hơn

- Động vật có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V nhỏ. diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường nhỏ so với khối lượng cơ thể, nhu cầu năng lượng của cơ thể ít hơn nên tim đập chậm hơn

19 tháng 12 2021

 

Khối lượng cơ thể tỉ lệ nghịch vs nhịp tim. Vì động vật càng lớn trao đổi chất chậm, tim co bóp ít, tim đập chậm. Nguyên nhân thứ 2 là động vật càng lớn hoạt động càng ít, tim ko cần đập nhanh, nhịp tim thấp và ngược lại

10 tháng 5 2019

*Vì:

- Khi trời nóng, lượng máu tới dưới da để tỏa nhiệt nhiều hơn nên da hồng hơn.

- Khi trời nóng ta uống nhiều nước vì quá trình thoát mồ hôi qua da tăng lên, ta bị mất nước nhiều.

21 tháng 1 2023

Vì để đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP nên tế bào cơ thể tăng cường hoạt động hô hấp tế bào. Mà quá trình hô hấp tế bào cần Oxygen và sinh ra khí Carbon dioxide. Vì vậy chúng ta sẽ thở mạnh hơn để tăng cường cung cấp khí Oxygen và thải khí Carbon dioxide ra ngoài.

22 tháng 9

Chúng ta thở mạnh hơn để tằng cường cung cấp khí oxigen

9 tháng 5 2019

Khi trời nóng hoặc lao động nặng nhọc, da tăng tiết mồ hôi và nóng dần lên vì do cơ chế điều hòa thân nhiệt của da. Khi trời nóng hoặc lao động nặng thì mao mạch dưới da sẽ dãn ra và tăng cường tiết mồ hôi. Mồ hôi bay đi làm mất một phần nhiệt lượng của cơ thể

9 tháng 5 2019

Nếu bạn thích tìm hiểu

Vào những ngày hè nóng bức hay sau khi vận động mạnh, cơ thể chúng ta thường toát ra rất nhiều mồ hôi. Dưới da có rất nhiều tuyến mồ hôi. Chúng là một trong những công nhân chăm chỉ nhất trong cơ thể chúng ta. Chúng làm việc cả ngày lẫn đêm, bài tiết ra mồ hôi, chỉ có điểm khác nhau là tốc độ làm việc mà thôi. Khi nhiệt độ thấp hay lượng vận động ít, tốc độ làm việc của chúng tương đối chậm, lượng mồ hôi tiết ra ít, khi vừa tiếp xúcới bề mặt da liền trở thành dạng hơi bay đi, chúng ta dường như không cảm nhận thấy. Loại toát mồ hôi này chúng ta gọi là "toát mồ hôi không rõ". Nhưng, khi thời tiết nóng nực, hoặc cơ thể vận động mạnh, tuyến mồ hôi sẽ đẩy mạnh tốc độ làm việc khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Tốc độ chuyển sang dạng hơi trên bề mặt da không nhanh bằng tốc độ làm việc của tuyến mồ hôi, nên đã hình thành ra giọt mồ hôi. Đây chính là hiện tượng ra mồ hôi mà chúng ta vẫn nói trong cuộc sống thường ngày. Loại này gọi là "ra mồ hôi rõ rệt".

Thế thì, cơ thể chúng ta tại sao lại tiết ra mồ hôi? Vai trò quan trọng nhất của việc toát mồ hôi là làm mát. Cơ thể chúng ta giống như một công trường lớn. Mỗi một cơ quan, tế bào trong đó đều là công nhân. Nhưng, những công nhân này có yêu cầu cao đối với công trường. Chúng chỉ đồng ý làm việc trong điều kiện nhiệt độ ở phạm vi nhất định. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới công việc của cả công trường. Vì thế, nhiệt độ cơ thể của mỗi chúng ta về cơ bản đều duy trì ở mức như nhau. Bất kể là quá cao hay quá thấp đều có biểu hiện ra sự khác thường. Để duy trì nhiệt độ ở mức bình thường, cơ thể chúng ta sản sinh ra một lượng nhiệt lớn. Nhưng, nếu lượng nhiệt sinh ra vượt quá nhu cầu cơ thể thì cần phải thải bớt nhiệt bằng cách tiết mồ hôi để giải phóng nhiệt. Bởi vì, mồ hôi có thể toả nhiệt từ trong cơ thể và khi làm bay hơi, nó sẽ tiêu hao một lượng nhiệt lớn. Toát mồ hôi trở thành một phương thức quan trọng nhất để cơ thể giảm nhiệt độ.