X, Y, Z là ba peptit mạch hở đều được tạo bởi các α-aminoaxit có dạng H2NCnH2nCOOH ; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp (H) gồm X, Y, Z cần vừa đủ 1,14 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 57,04g. Mặt khác cho hỗn hợp (H) trên tác dụng với dung dịch KOH (dùng dư 25% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,16
B. 46,00
C. 40,08
D. 44,56
Đáp án D
Tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit = 9
Mà tối thiểu mỗi peptit phải có 3 oxi
⇒ X Y và Z đều là đipeptit.
⇒ X Y Z đều có CTPT là CnH2nO3N2.
+ Vì CnH2nO3N2 + 3 n - 3 2 O2 → nCO2 + nH2O + N2.
⇒ nCO2 = nH2O = 57 , 04 44 + 18 = 0 , 92 m o l
⇒ Bảo toàn oxi
nhh peptit = (0,92×3 – 1,14×2) ÷ 3
= 0,16 mol.
⇒ nKOH đã pứ = 0,16×2 = 0,32 mol
⇒ nKOH dư = 0,32×0,25 = 0,08 mol.
+ Bảo toàn khối lượng ta có:
mPeptit + mKOH = mRắn + mH2O.
+ BTKL ta có:
mPeptit = 57,04 + mN2 – mO2 = 25,04 gam
Û mRắn = 25,04 + 0,4×56 – 0,16×18
= 44,56 gam