K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

nguồn wikipidia

Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên.

Miêu tả Hòn đá lớn nhất với vết lõm hình bàn tay.

Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên.

Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn.

Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.

Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.

 

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Hòn Chồng là một trong những điểm tham quan khá hấp dẫn của thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa). Điều kỳ lạ hấp dẫn du khách là những tảng đá lớn nằm chồng chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể nào xô ngã được. Nằm nhô ra biển, không gian của du lịch biển Nha Trang đẹp mê hồn Hòn Chồng gần như tách biệt với không gian nhộn nhịp của phố phường. Ngoài ra, nơi đây cũng là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất.

Khu vực Hòn Chồng khá yên tĩnh, nơi đây phong cảnh hữu tình với núi, biển và bờ nằm sát bên nhau. Đến Hòn Chồng, bạn có thể ngồi trên mõm đá buông câu hoặc di chuyển vài chục mét vào phía bờ để tắm trên bãi cát mịn màng, thoai thoải với nước biển xanh trong và hiền hòa . Ngoài khơi, các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc làm giảm tốc độ gió và ảnh hưởng của mưa bão. Vì vậy, biển trên vịnh Nha Trang và danh thắng Hòn Chồng được xem là một trong những vịnh biển đẹp và an toàn.

Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Có rất nhiều câu chuyện dân gian thú vị xoay quanh sự tích Hòn Chồng, lạ nhất là trên một khối đá lớn nằm trên mỏm cao nhất của Hòn Chồng có in dấu một bàn tay khổng lồ hằn sâu trong đá, đủ cả lòng bàn tay và 5 ngón tay, như thể thuở mới tạo sơn, đá chưa kịp đông cứng lại, đã có một bàn tay khổng lồ nào bấu vịn vào, để lại dấu vết đến ngày nay.

Liên quan đến mỏm đá này, người dân miền biển truyền miệng nhau câu chuyện về ông khổng lồ đã từng đặt chân đến đây để đắp núi, xây nên vịnh Nha Trang ngày nay. Một hôm, khi ông khổng lồ đang ngồi câu cá, có một con cá to cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn du lịch Nha Trang Đà Lạt giá rẻ tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một chàng trai đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, chàng trai dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, chàng vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết bàn tay hằn trên đá.

Lại cũng có thêm một truyền thuyết khác nói về Hòn Chồng: Xưa kia, nơi đây vốn còn những vách đá cao và dựng đứng. Một ngày nọ, có một chiếc thuyền của đôi vợ chồng trẻ bị sóng to gió lớn đánh trôi dạt vào cửa biển này. Sóng xô thuyền đụng vào vách đá vỡ tung. Sóng lớn cuốn lôi người vợ ra xa. Người chồng vội lao ra kéo người vợ vào nhưng sóng càng lúc càng mạnh. Người chồng một tay dìu vợ, một tay bám được vào vách đá. Vốn đã chênh vênh muốn đổ, nay lại thêm sức mạnh của người chồng bám vào nên vách đá đổ ào xuống biển và nhấn chìm cả đôi vợ chồng trẻ bất hạnh. Họ chết đi nhưng dấu bàn tay của người chồng còn hằn sâu trong đá và giữ mãi với thời gian.

Những người yêu thiên nhiên thường đến đây để ngắm cảnh. Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.

Bất cứ du khách nào đến với Nha Trang đều rất hứng thú khi nghe những câu chuyện xung quanh về quần thể đá Hòn Chồng.

- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéođể khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớthương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọnghệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất chonên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, độngviên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giốngdòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đãchẳng phụ mẹ".

Nhà văn Đoàn Giỏi là một nhà văn nổi tiếng. Ông đã viết nên những tác phẩm có giá trị, đa số là viết về cuộc sống và thiên nhiên con người ở Nam Bộ. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm Đất rừng Phương Nam, tác phẩm này của ông đã được chuyển thể thành bộ phim Đất Phương Nam. Những tác phẩm của Đoàn Giỏi thường để lại cảm xúc chân thật cho đọc giả với lối viết giản dị. Qua cách dùng từ điêu luyện và sự miêu tả chân thật trong từng chi tiết, cảm xúc, sự tâm huyết của tác giả Đoàn Giỏi, những tác phẩm của ông đã mang lại cho người đọc không chỉ là sự trù phú của thiên nhiên miền Nam mà còn nói lên cả cuộc sống của con người nơi đây.

14 tháng 12 2021

Ddặc điểm là nói về: cảnh đẹp của đảo 

về những nét đặc thù,........

Tham khỏa:

Chào các bạn, mình là Hà Thị Chung, học sinh lớp 6A, trường THCS (tên trường). Gia đình mình có năm người. Bố mình là Hà Huy Hoàng, bố làm kỹ sư xây dựng. Ngôi nhà cả gia đình mình đang sống chính là do bố thiết kế. Mẹ mình là Nguyễn Thị Hoa là một giáo viên tiểu học. Anh trai của mình đang là học sinh lớp 12. Năm nay, anh sẽ bước vào kì thi Đại học. Mình rất mong anh có thể đỗ vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như anh mong muốn. Màu sắc mà mình yêu thích là màu đỏ và màu trắng. Môn học mà mình yêu thích là môn Ngữ Văn. Bởi môn học này đem đến những câu chuyện hay, những bài học lý thú, những con người, số phận mình chưa được gặp và muốn sẻ chia. Mình cũng thích những môn khoa học nữa, đó là thế giới để mình thấy sự phát triển, sinh sôi. Nên sau này lớn mình rất mong sẽ được làm một nhà khoa học để thỏa thích niềm đam mê tìm hiểu về thế giới và ghi lại những điều mình từng gặp. Đây là những lời giới thiệu về bản thân để các bạn hiểu mình hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

7 tháng 10 2016

Xin chào các bạn hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về nhân vật Thánh Gióng trong truyện cùng tên nhé!.Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy.Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Đánh giặc xong Thánh Gióng bay về trời cả ngoòi lẫn ngựa.Thế đó bạn ạ,các bạn có thấy nó rất hoang đường không có rất nhiều chi tiết hoang đường kì ảo làm cho  người đọc hấp dẫn.Cảm ơn các bạn đã nghe phần giới thiệu về Thánh Gióng của mình


 

Thánh Gióng là một nhân vật có xuất thân kì lạ, sinh ra sau một lần đo đắn bàn chân và phải thụ thai đến một năm trời mới sinh. Ta nhận định được Gióng có tính cách mạnh mẽ và tự lập, yêu đất nước và yêu dân.

3 tháng 5 2019

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

   Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.

   Thuyết minh về thể loại thơ lục bát

   Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.