K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL

Bn tham khảo :

  • Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
  • Chi tiết
    • Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy ... anh em ạ. Ông lão  coi con cá như con người.
    • Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó
    • Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền ...
    • Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
  • Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.
    • Người đi câu - con mồi được câu.
    • Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài.  Một con cá khổng lồ, với bao nhiêu sức mạnh to lớn, cuộc đấu tranh giữa ông chàng thanh niên và con cá là một cuộc đấu tranh quyết liệt.
    • Hai người bạn cảm thông, chia sẻ.
    • Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp.
    • Ứng xử giữa con người và môi trường. Ông lão là  một người có sức mạnh lớn để chinh phục thiên và thử thách, ông là một người biểu hiện cho lòng kiên trì dám đối mặt và vượt qua những thử thách trông gai, ông là điển hình cho những con người có lý tưởng lớn, một mình ông đã chinh phục được sức mạnh của thiên nhiên nghiệt ngã đó.
    10 tháng 11 2021
    • Chi tiết:Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy ... anh em ạ.. Ông lão  coi con cá như con người..Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó.Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền ...Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
    • tích pls
    11 tháng 5 2019

    Đoạn trích: ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại con đối thủ như người xứng tầm, người anh em, cảm phục nó

        + Lời thoại thân mật với cá: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ → Coi cá như con người

        + Chiêm ngưỡng con cá kiếm, vẻ đẹp của nó

        + Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó ( làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)

    - Mối quan hệ ông lão và con cá: đa chiều, phức tạp

        + Người đi câu – con mồi được câu

        + Hai đối thủ cân sức, cần tài

        + Hai người bạn chí cốt

        + Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp

        + Cách đối xử con người với môi trường

    8 tháng 10 2017

    Chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm:

    - "Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó". Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.

    - Cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau.


    4. Phẩm chất nhân vật Lão Hạc được đặt trong các mối quan hệ:_Với anh con trai/  Với con chó Vàng/  Với ông giáo/ Với hàng xóm.a. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của lão Hạc đối với anh con trai?b. - Con chó Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? Lão đã đối xử với con chó Vàng ntn? Qua đó em (thấy) có nhận xét gì về tình cảm của Lão Hạc với con chó Vàng?    -   Em có nhận xét gì về tâm trạng...
    Đọc tiếp

    4. Phẩm chất nhân vật Lão Hạc được đặt trong các mối quan hệ:
    _Với anh con trai/  Với con chó Vàng/  Với ông giáo/ Với hàng xóm.
    a. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của lão Hạc đối với anh con trai?
    b. - Con chó Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? Lão đã đối xử với con chó Vàng ntn? Qua đó em (thấy) có nhận xét gì về tình cảm của Lão Hạc với con chó Vàng?    
    -   Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc ở hai thời điểm: 
    + trước khi bán chó? (tìm dẫn chứng)                        
    + sau khi bán chó? (tìm dẫn chứng)                        
    - Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đoạn văn nói tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó?           
    * Với ông giáo:
    c. Lão Hạc đã nhờ cậy ông giáo điều gì? Từ đó em hiểu tình cảm của lão Hạc đối với ông giáo ntn?
    d. Với hàng xóm khi được ngỏ ý giúp đỡ lão Hạc phản ứng như thế nào ? Cho thấy tính cách gì ở lão ?

     

    1
    28 tháng 9 2021

    cảm ơn các bạn

    HQ
    Hà Quang Minh
    Giáo viên
    16 tháng 11 2023

    Đoạn văn tham khảo:

    Sử thi là thể loại văn học dân gian đã xuất hiện từ bao đời nay. Ra đời từ thời cổ đại, sử thi đã ghi lại cuộc sống qua thế giới quan của con người thời kì cổ đại. Con người thời kỳ nguyên thủy với nhu cầu nhận thức, giải thích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc thị tộc đã sáng tạo ra các vị thần, bán thần. Những câu chuyện về lịch sử, xã hội qua tư duy thần thoại của người xưa đã bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó,… tạo nên tính chất hoang đường, kỳ vĩ của bức tranh sử thi. Nếu người Hy Lạp có niềm tin về thế giới thần linh ngự trên đỉnh Olympia thì người Êđê cũng có niềm tin về Yang. Mặc dù thời gian sử thi và thời gian hiện tại cách nhau rất xa nhưng việc những sử thi nổi tiếng như I-li-át, Ô-đi-xê hay ở Việt Nam có sử thi Đăm Săn vẫn được biết tới rộng rãi tới bây giờ đã chứng mình giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của thể loại này. Hơn nữa nó đã phản ánh được phần nào chân dung cuộc sosonsg và những quan niệm buổi đầu của con người về thế giới. Tóm lại, dù mốc thời gian có chênh lệch nhưng cả sử thi Iliad và sử thi Đam Săn đều có chung những vấn đề lịch sử của nhân loại trong thời đại anh hùng xa xưa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của mỗi chúng ta về thể loại sử thi trong nền văn học dân gian nói riêng cũng như nền văn hóa dân gian nói chung. 

    6 tháng 3 2023

    Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm của mình với nhân vật Đa-ni khi cho người đọc thấy cô là người có tâm hồn trong sáng. Khi nghe thấy bản nhạc cô bé nghĩ ngay đến quê hương của mình, khu rừng của cô, những ngọn núi, những tiếng tù và, tiếng sóng biển ào ạt tiếng chim hót,..

    30 tháng 10 2016
    a) Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi. b) Dàn ý của bài văn:- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.- Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:+ Những kỉ niệm tuổi thơ.+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành). c) Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.  
    24 tháng 10 2021

    lũ l chảnh đ th nào rep ăn cc à