Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn trích: ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại con đối thủ như người xứng tầm, người anh em, cảm phục nó
+ Lời thoại thân mật với cá: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ → Coi cá như con người
+ Chiêm ngưỡng con cá kiếm, vẻ đẹp của nó
+ Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó ( làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)
- Mối quan hệ ông lão và con cá: đa chiều, phức tạp
+ Người đi câu – con mồi được câu
+ Hai đối thủ cân sức, cần tài
+ Hai người bạn chí cốt
+ Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp
+ Cách đối xử con người với môi trường
Chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm:
- "Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó". Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.
- Cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau.
Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng váng nhưng ông lão vẫn ngoan cường: "Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được", lão nói. Ông lão cảm thấy "một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây mà lão đang níu băng cả hai cánh tay". Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường chống trả. Lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đó đừng xảy ra "Đừng nhảy, cá", lão nói, "đừng nhảy" nhưng lão cũng hiểu "những cú nhảy để nó hít thở không khí", ông lão nương vào gió chờ "lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ". "Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá". Lão không thể tin nổi độ dài của nó. "Không", lão nói, "Nó không thể lớn như thế được". Những vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng vẫn chưa khuất phục. "Lão nghĩ: "Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng như mày". Ông lão cũng đã rất mệt, có thể sụp xuống bất kì khi nào. Nhưng ông lão luôn tự nhủ mình sẽ cố thêm lần nữa. Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc cao ngọn lao phóng xuống sườn con cá, "cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu dồn hết trọng lực lên cán dao". Đây là đòn quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nó.
Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến
+ Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây
+ Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây
+ Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực
→ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.
Đáp án D
Vẻ đẹp con cá kiếm qua cảm nhận của ông lão Xan-ti-a-gô:
* Thị giác
- Đến vòng thứ ba thấy con cá, một con cá khổng lồ
- Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, thân hình đồ sộ, cánh vi xếp lại, bộ vi to sụ bên sườn xòe rộng.
- Khi xuất hiện đến khi chết, con cá kiếm đều đẹp
=> Cảm nhận trực tiếp
* Xúc giác
- Qua những vòng lượn của con cá kiếm (Vòng tròn lớn (xa) => Vòng tròn nhỏ (gần)
- Áp lực sợi dây câu, nhận ra sức nặng của con cá kiếm
- Sự vùng vẫy của con cá kiếm
- Cảm giác đau đớn đôi bàn tay
=> Cảm nhận gián tiếp
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.
Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:
+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"
+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".
+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".
- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc
+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.
+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.
- MB 1:
+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận
+ Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề
- MB 2:
+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng
+ Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận
TL
Bn tham khảo :