K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này.( Câu ghép ) Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh.( Phép lặp ) Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại VN

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng? ...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ...
Đọc tiếp

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

(Làng – Kim Lân)

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

 

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).

1
23 tháng 11 2019

- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.

- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)

- Tham khảo đoạn văn:

Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).

22 tháng 12 2020

Qua văn bản " Làng ", có thể thấy, hình ảnh ông Hai hiện lên là một người nông dân vô cùng yêu làng, yêu nước.(1) Trước hết, trước khi nghe tin làng Dầu-cái nơi mà ông yêu quý nhất Việt gian theo Tây, ông vẫn luôn vô cùng tự hào mà đi khoe mọi người về cái làng của mình.(2) Dù ở nơi tản cư, những ông Hai vân luôn một lòng nhớ về cái làng của mình, ông mong muốn được trở lại làng Dầu để cùng anh em chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc: " Chao ôi . Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá.".(3) Cũng vì nhớ làng mà ông Hai trở nên lầm lì, ít nói mà hay cáu giận vô cớ, cũng vì nhớ làng mà ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, tin tức về làng Dầu, ông Hai như cùng vui, cùng buồn với kháng chiến, hễ quân ta có chiến công gì mới là ruột gan ông lão lại cứ như múa cả lên(4). Đây không chỉ đơn thuần là niềm vui của riêng ông Hai, mà nó còn là niềm vui mộc mạc của những người nông dân yêu làng, yêu nước(5). Nhưng rồi một tin dữ bất ngờ đến với ông Hai khi ông đang ngồi ở quán nước ve đường, đó là cái tin Làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, lức này đây ông Hai thất vọng vô cùng, từ đỉnh cao của hạnh phúc, ông lão như bị đẩy xuống vực sâu của sự đau khổ.(6) Ông lão đã vô cùng sững sờ, bàng hoàng mà choáng váng đến nỗi thay đổi cả thần sắc: da mặt ông tê rân rân, cổ ông nghẹn ắng lại, tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi mà hỏi lại : " Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại.....", câu hỏi bỏ dở thể hiện được sự hoài nghi và cả niềm hi vọng trong ông, nhưng những bằng chứng xác thực đã buộc ông Hai phỉa đau khổ chấp nhân cái tin làng Dầu của ông Việt gian theo Tây, bán nước để được lạ cá nhân(7). Trên đường về nhà, ông lão bị ám ảnh nặng nề với cái tin ấy, ông chỉ dám cúi gầm mặt xuống mà đi(8). Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà tủi thân, ông tự hỏi "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ túng hắt hủi đấy ư?", rồi ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên " Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." nhưng sau đó,ông lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm, ông tự kiểm điểm từng người trong óc rồi ông lại càng buồn bã mà tủi nhục hơn, vì thằng Chánh Bệu thì chắc chắn là người làng ông rồi. (9). Cứ thế, ông Hai đã ba, bốn ngày ở nhà, hễ cứ thấy một đám đóng túm lại, hay hễ nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông.... là ông lão lại nghĩ thầm tròng lòng là nhắc đến 'chuyện ấy' mà lủi ra một góc nhà, nín thin thít, chi tiết này cho thấy nỗi đau đớn và lẻ loi đến tột cùng của ông Hai(10). Rồi khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai ở nơi tản cư, ông đã thoáng nghĩ đến chuyện về làng, nhưng rồi ông lập tức gạt bỏ vì về làng là ông chấp nhận theo Tây, chấp nhận bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến, và ông đã cứng cỏi mà dứt khoát đưa ra một quyết định là:" Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"(11) Nhưng ông yêu làng như thế, đâu phải nói bỏ là bỏ ngay được, trong tột cùng của sự đau khổ  ông Haingồi tâm sự với đứa con út:là thằng Húc, qua cuộc trò chuyện này, ông muốn khắc sâu trong trái tim bé bỏng của con về tình yêu làng Dầu, đó là gia đình,là gốc gác của con, cũng qua cuộc trò chuyện này mà ông Hai đã khẳng định tình yêu của ông với làng quê, với kháng chiến là bền chặt, thiêng liêng không có thử thách, biến cố nào làm gục được tình cảm này(12). Và rồi đến cuối truyện, một tình huống bất ngờ đã xảy đến, ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính, lúc này đây, ông lại quay trở về với bản chất thật của chính con người ông, ông đi khắp lằng khoe cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây là giả, rồi khoe cả tin nhà ông bị Tây đốt sẵn, lúc này đây,khuôn mặt ủ rũ, lầm lì,buồn thỉu của ông Hai mọi ngày cũng được thay bằng một gương mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, ta cảm nhận được niềm vui sướng,hạnh phúc tột cùng trong ông lão lúc này(13). Tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, cùng lối kể chuyện tự nhiên và ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm cùng ngôn ngữ kể chuyện tự sự  đặc sắc, tác giả đã khắc họa vô cùng thành công hình ảnh ông Hai với lòng yêu làng đã hòa quyện với tình yêu nước, tình yêu nước, ông Hai chính là biểu tượng cho lớp người nông dân yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp(14) 

28 tháng 1 2022

Tham khảo :

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc

28 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc