K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng. - Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1. - Phản ứng 2: Tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2. Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có chất...
Đọc tiếp

Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng.

- Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.

- Phản ứng 2: Tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.

Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dụng dịch có tirozin thì tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không. Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim. Dự đoán nào sau đây đúng?

A. Cá thể B có chứa cả enzim E1 và E2 nên có khả năng biến đổi tirozin thành melanin có màu đen

B. Nếu A và B kết hôn sinh ra con không bị bạch tạng thì chứng tỏ người A có enzim E1

C. Cá thể B không có enzim E1 còn cá thể A không có enzim 

D. Nếu 2 người đều bị bạch tạng và có kiểu gen giống nhau thì vẫn có thể sinh ra con không bị bạch tạng

1
Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp sắc tố này qua hai phản ứng. Phản ứng thứ nhất: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1. Phản ứng thứ hai: tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2. Khi phân tích tế bào chân tóc của hai cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng...
Đọc tiếp

Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp sắc tố này qua hai phản ứng.

Phản ứng thứ nhất: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.

Phản ứng thứ hai: tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.

Khi phân tích tế bào chân tóc của hai cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P.

Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không.

Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim.

Một cặp vợ chồng đều bị bạch tạng sinh con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất sinh đứa thứ hai bị bệnh là bao nhiêu?

1. 0%

2. 50%

3. 25%

4. 75%

Số trường hợp thỏa mãn là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
5 tháng 8 2018

Chọn C.

Tính trạng màu sắc do hai cặp gen tương tác với nhau quy định  trong đó

A-     B bình thường , các kiểu gen còn lại thì bị bệnh bạch tạng

Khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không

=> B có kiểu gen aaB- còn  bố có kiểu gen A-bb

Nếu ♂AAbb x ♀aaBB

=> 100% A-B

=> tỉ lệ con bị bệnh là 0 %

Nếu ♂Aabb x ♀aaBB

=> 50% A-B : 50% aaB- 

=> tỉ lệ con bị bệnh là 50 %

Nếu ♂Aabb x ♀aaBb

=> 25% A-B : 25% aaB- : 25% aaB- : 25% aabb:  

=> tỉ lệ con bị bệnh là 75 %

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và...
Đọc tiếp

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kểt quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây ?

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ thấp hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không dược biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc to melanin

(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên cổ màu đen

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

1
30 tháng 5 2017

Đáp án C

Xét các phát biểu

(1) sai, nhiệt độ ở vùng thân cao hơn ở các đầu mút cơ thể

(2) đúng, gen tổng hợp melanin được biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp làm lông có màu đen

(3) đúng

(4) sai, không có sự đột biến gen

Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây (1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau. (2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép. (3) Mỗi...
Đọc tiếp

Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây

(1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau.

(2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép.

(3) Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử khác.

(4) Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu.

(5) Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste.

(6) Đều có khả năng chứa thông tin di truyền.

Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là

A.

B. 4

C. 3

D. 5

1
7 tháng 4 2019

Đáp án B

Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực :

     (3) (4) (5) (6)

Đáp án B

1 sai, các đơn phân khác nhau  nucleotide và ribonucleotide

2 sai, RNA thường không có dạng mạch kép

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?    I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).    II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không...
Đọc tiếp

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).

   II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

   III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

   IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trẽn và mặt dưới của cơ quan như phiến lá, cành hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên

   V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
14 tháng 4 2018

I, II, III, IV và V -- đúng

   Vậy: D đúng

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...). II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên...
Đọc tiếp

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).

II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trẽn và mặt dưới của cơ quan như phiến lá, cành hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên

V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
16 tháng 10 2017

I, II, III, IV và V -- đúng

Vậy: D đúng

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?   I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).   II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không...
Đọc tiếp

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).

   II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

   III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

   IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trẽn và mặt dưới của cơ quan như phiến lá, cành hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên

   V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
7 tháng 9 2019

I, II, III, IV và V -- đúng

   Vậy: D đúng

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và...
Đọc tiếp

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, người ta rút ra các kết luận:

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin

(4) Khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

Số kết luận đúng là

A. 1

B. 2

C. 0

D. 3

1
2 tháng 1 2017

Đáp án D

Trong các kết luận trên: Kết luận 1, 2, 3 đúng

Kết luận 4 sai vì khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, làm vùng lông bị cạo giảm nhiệt độ nên chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông có màu đen chứ không phải do phát sinh đột biến gen làm lông có màu đen.

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.  Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa ...) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ ...). II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không...
Đọc tiếp

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.  Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa ...) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ ...).

II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

 IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào

tại mặt trên và mặt dưới của cơ quan như phiến là, cánh hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng cùa ngoại cảnh gây nên   

V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biển đổi sức trương nước bên trong các tế bào trong các cấu trúc chuyên hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa chất gây ra.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
10 tháng 12 2017

Đáp án D.

I, II, III, IV và V ® đúng

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và...
Đọc tiếp

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin

(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
15 tháng 1 2019

Đáp án C

-Vùng lưng của thỏ được buộc cục nước đá → làm nhiệt độ giảm → mọc lông màu đen

→Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanin.

Cụ thể: Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng; Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

→có 3 kết luận đúng.