Câu 1: Thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á là
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai.
D. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 2: Các quốc gia nào sau đây thuộc nhóm nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại?
A. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
C. Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét.
D. Bru-nây, Arap-xê-út, Cô-oét.
Câu 3: Quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất ở châu Á là
A. Trung Quốc
B. Hàn Quốc
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản
Câu 4: Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào
A. tài nguyên thiên nhiên giàu có
B. ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao.
C. phát triển nông nghiệp.
D. nguồn lao động dồi dào.
Câu 5: Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?
A. Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
B. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
C. Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).
D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.
Câu 6: Cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á là
A. lúa mì.
B. ngô.
C. lúa gạo.
D. lúa mạch.
Câu 7: Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. Trung Quốc.
D. Ấn Độ.
Câu 8: Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu khô hạn của châu Á là
A. dê, cừu.
B. trâu, bò.
C. lợn, gà.
D. lợn, vịt.
Câu 9: Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?
A. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
B. Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.
C. Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia.
D. Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.
Câu 10: Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là
A. công nghiệp khai khoáng.
B. công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. công nghiệp điện tử.
Câu 11: Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh là
A. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc.
B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.
D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 12: Ấn Độ, Trung Quốc là những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhưng sản lượng lương thực xuất khẩu rất ít. Nguyên nhân do
A. chất lượng nông sản còn thấp.
B. chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong nước.
C. đây là hai nước đông dân nhất thế giới.
D. nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ít.
Câu 13: Tây Nam Á không tiếp giáp với khu vực và châu lục nào sau đây?
A. Khu vực Nam Á.
B. Châu Đại Dương.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Câu 14: Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là
A. đồng bằng châu thổ.
B. núi và cao nguyên.
C. bán bình nguyên.
D. sơn nguyên và bồn địa.
Câu 15: Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông
A. Ti-grơ và Ơ-phrát.
B. Ấn – Hằng.
C. Hoàng Hà, Trường Giang.
D. A-mua và Ô-bi.
Câu 16: Tây Nam Á không tiếp giáp với biển
A. Địa Trung Hải.
B. A-rap.
C. Ca-xpi.
D. Gia-va.
Câu 17: Các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần lượt là
A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap.
B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao.
C. sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao.
D. các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà.
Câu 18: Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Phía bắc khu vực.
B. Ven biển phía nam.
C. Ven vịnh Pec – xích.
D. Ven biển Địa Trung Hải.
Câu 19: Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ là
A. trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
B. sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.
C. sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.
D. trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.
Câu 20: Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.
C. Nguồn nước phong phú.
D. Chính sách phát triển của Nhà nước.
Đáp án C
Bốn con hổ châu Á hay Bốn con rồng nhỏ châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Trong thế kỷ 21, với việc bốn con hổ châu Á này đã đạt được tư cách của nước phát triển, người ta đã nhanh chóng chuyển sự chú ý sang các nền kinh tế châu Á khác cũng đang trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế nhanh chóng hiện nay. Bốn con rồng nhỏ châu Á có chung một dải các đặc điểm của các nền kinh tế khác như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản và đã đi tiên phong theo cách mà người ta gọi là phát triển kinh tế kiểu châu Á. Các khác biệt chủ yếu bao gồm các xuất phát điểm về giáo dục và physical access vào thị trường thế giới (về mặt hạ tầng giao thông và tiếp cận các bờ biển và các con sông vận chuyển, những nhân tố chủ chốt cho vận chuyển hàng hóa bằng tàu bè với chi phí thấp.