Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Thế hệ xuất phát (P) có 95% cây quả tròn : 5% cây quả dài, sau 2 thế hệ thu được F2 gồm 80% cây quả tròn : 20% cây quả dài. Biết không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tần số alen A và a ở thế hệ P lần lượt là 0,75 và 0,25.
(2) Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở P là 40%.
(3) Ở F1 quả tròn thuần chủng chiế m 85%.
(4) Nếu các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu đư ợc F2 có 62,5% cây thuần chủng
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Đáp án C
(P) có 95% cây quả tròn : 5% cây quả dài
0,95 A_ : 0,05 aa
Sau 2 thế hệ thụ phấn ,
F2: 80% cây quả tròn : 20% cây quả dài
0,8 A_ : 0,2 aa
=> Ta áp dụng CT : x AA + y Aa + z aa =1
Sau n thế hệ tự thụ phấn => Aa = y * 1/2^n
AA = x + y * (1-1/2^n) : 2
aa = z + y * (1-1/2^n) : 2
-----------------
=> aa = 0,05 + y* ( 1-1/2^2 ) : 2 = 0,2
=> y = 0,4
=> (P) : 0, 55 AA : 0,4 Aa : 0,05 aa
=> P(A) = 0,75 ; P(a) = 0,25 => (1) ĐÚNG ; (2) ĐÚNG
---------------
F1 : 0,65 AA : 0,2 Aa : 0,15 aa = 1
=> (3) SAI
------------------
Nếu các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau :
Ta có : P(A) = 0,75 ; P(a) = 0,25
=> có : 9/16 AA : 3/8 Aa : 1/16 aa = 1
=> cây thuần chủng chiếm = 10/16 ( AA + aa ) = 62.5 % => (4) ĐÚNG
=> CHỌN C