K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B

8 tháng 6 2019

Cách đọc câu "Mở cửa!" trong (b ) khác với cách đọc "Mở cửa." trong câu (a ).

    - Câu "Mở cửa!" trong (b ) dùng để yêu cầu, ra lệnh. "Mở cửa." trong ( a) dùng để trả lời cho câu hỏi " Anh đang làm gì đấy?"

Trắc nghiệm: Câu cầu khiến Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến? A. Sử dụng từ cầu khiến B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than D. Gồm cả A, B và C Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì? A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo D. Cả A, B, C...
Đọc tiếp

Trắc nghiệm: Câu cầu khiến

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

A. Sử dụng từ cầu khiến

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than

D. Gồm cả A, B và C

Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)

Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

C. Bỏ rác đúng nơi quy định.

D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”

A. Thôi đừng lo lắng

B. Cứ về đi

C. Mụ già sẽ là nữ hoàng

D. Cả A và B

Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Đi nhanh thôi cậu.”

A. Yêu cầu

B. Khuyên bảo

C. Ra lệnh

D. Đề nghị

Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 9: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”

A. Yêu cầu

B. Đề nghị

C. Khuyên bảo

D. Ra lệnh

0
26 tháng 2 2020

A. (2)

1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả...
Đọc tiếp

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

2
23 tháng 2 2023

a. "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi".

b. "Các em đừng khóc".

c. "Đưa tay cho tôi mau", "cầm lấy tay tôi này".

Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến:

- Ở câu a là lời nói của nhân vật mang ý khó chịu, chán ghét.

- Ở câu b mang nghĩa dịu dàng, khuyên nhủ.

- Ở câu c mang ý đối thoại bình thường giữa nhân vật trong tình huống truyện.

23 tháng 2 2023

Cần gấp

6 tháng 6 2017
Yêu cầu Câu khiến Tình huống
a) Câu khiến có hãy ở trước động từ. - Hãy giúp mình mở cánh cửa này đi Em không mở được cánh cửa vì nó khép quá chặt. Em nhờ bạn giúp.
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. - Nào, chúng ta cùng học nhé ! Em rủ bạn cùng học bài.
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. - Xin ba cho con qua nhà bạn Nhiên chơi một lát! Xin người lớn cho phép làm việc gì đó

26 tháng 4 2019

Câu cầu khiến đc đặt bằng cách thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải .....vào trước động từ

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày...
Đọc tiếp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

1
19 tháng 8 2017

 a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

  b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

  c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.